0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT NHÀ LÊ SƠ DOCX (Trang 39 -48 )

I Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước

1. Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ

Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơn nói chung là sản phẩm của nhà

nước tập quyền với chế độ phong kiến Trung Hoa, lấy hệ tư tuởng Nho giáo làm tư tưởng chính thống trong xã hội, nhà nước vận hành và phát triển theo tư tưởng đó. Bên cạnh đó, nó còn là sản phẩm chủ quan của nhà nước Lê Sơ

với hang loạt các chính sách áp dụng cho từng loại đối tượng tương ứng là các loại ruộng đất phù hợp được ban bố và thực thi nhằm giải quyết những vấn đề

dặt ra của xã hội mà nhà nước do vua dứng đầu phải quan tâm với nghĩa vụ “

thay trời trị dân” theo quan điểm Nho giáo. Chính sách ruộng đất của nhà Lê

Sơ về cơ bản có lien quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, trứoc hết nhằm

giải quyết vấn đề “dân cày” cho nông dân, sau nữa là ổn định tình hình kinh tế

xã hội đât nước, đưa đất nước ngày càng phát triển.

Hẩu hết các chính sách được đặt ra dưới thời Lê là do vua Lê Thái Tổ “đặt

viên gạch đầu tiên, được hoàn thiện ở các triều đạt vua nối nghiệp”, kế tục ,

bổ sung và hoàn thiện, nhất là dưới thời Lê Thánh Tông - vị vua đã đưa nhà Lê sơ phát triển thịnh đạt nhất. Nội dung các chính sách về sau về cơ bản không thay đổi nhiều lắm, có khác chăng chỉ là ở mức độ.

Về chính sách quân cấp ruộng đất, bước đầu còn hạn chế cho đến thời Lê Thánh Tông mới đi vào quy cũ, nề nếp và được triển khai mạnh mẽ. Vai trò

cơ bản của chính sách này là nhằm giải quyết tình trạng lãng phí ruộng đất

trong làng xã, ruộng hoang hoá không được sử dụng. Trong quá trình thực

về một khía cạnh nào đó thì chính sách quân cấp đã hoàn thành nhiệm vụ đặt

ra của mình.

Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ không chỉ dừng lại ở việc ban hành các chiếu dụ, lệnh dụ của nhà vua mà đã được quy định một cách chặt chẽ thành luật pháp mà điển hình là bộ luật Hồng Đức, được ban bố duối thời Lê Thánh Tông. Có thể thấy rằng pháp luật thời Lê Sơ đã quy định khá rõ rang, cụ thể

về quyền hạn, nghĩa vụ, năm tháng cấp đất và thu hồi ruộng đất… qua đó còn thấy được nhà nước trung ương có vai trò rất to lớn với toàn bộ các chính

sách của mình.

Chính sách của nhà Lê Sơ được ban hành nhằm mục tiêu nhanh chóng ổn định tình hình xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khăc để dảm bảo vai

trò quan trọng của nó, để các chính sách được kịp thời và phù hợp, phát huy

tác dụng tích cực trong xã hội, nhà nước Lê Sơ còn ý thức theo dõi, giám sát việc thực hiện của các cấp của nhà nước còn mạnh thì có thể dễ dàng quản lý đất nước, nhưng khi đất nước bất đầu có biểu hiện của sự suy yếu, sẽ nhanh

chóng dẫn đến tình trạng cát cứ, phân phong quyền lực và nhanh chóng đi đến

sụp đổ (điều này đã được lịch sử chứng minh vào giữa thế kỷ XV nhà Lê sơ

sụp đổ). Chế độ ban thưởng và phân phong ruộng đất của nhà Lê sơ cho các

công thần và quý tộc có phần rất hậu, với chính sách này nhà Lê nhà Lê sơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp phong kiến mở rộng và phát triển mạnh

mẽ, song song với quá trình này là tình trạng mua bán ruộng đất diễn ra ồ ạt, tư hữu ngà càng phát triển, phát sinh nhiều hiện tượng tieu cực trong xã hội,

gây nên tình trạng bất ổn định, đất nước phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm

soát của nhà nước. Nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, đặc biệt tình tình trạng

phân hoá xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người giàu thì càng giàu hơn còn

người nghèo và giai cấp nông dân - lực lượng sản xuất chính, nuôi sống cả xã hội thì ngày càng bị bần cùng hoá, đời sống bấp bênh. Khi tình trạng này phát

triển lên đến đỉnh cao thì tất yếu phải xảy ra đó là những cuộc đấu tranh lật đổ

chính quyền thống trị, thiết lập một xã hội mới.

Nói tóm lại, chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn về sau khi nhà nước bắt đầu có những

dấu hiệu biểu hiện của sự suy tàn; song chúng ta cũng không thể phủ nhận

những tác dụng tích cực mà nhà Lê sơ đã đạt được trong thời gian tồn tại của

mình. Những chính sách đó phần nào đã nói lên sự cố gắng đổi mới đất nước

PHẦN IV

KẾT LUẬN CHUNG

Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ trứoc tiên là sự kế thừa và phát huy các chính sách về ruộng đất của các triều đại trước, trên nền tảng đó nhà Lê sơ đã phát huy nhừng mặt tích cực, cố gắng sửa đổi mặt tiêu cực và đặt ra nhiều

chính sách mới trước hết nhằm củng cố bộ máy chính quyền quan lieu, sau đó

là phát triển đất nước. Bao trùm lên toàn bộ tiến trình phát triển đó, đó là chế độ sở hữu của nhà nước về ruộng đất luôn luôn giữ vị trí thống trị. Đương

thời nó là cơ sở kinh tế chủ yếu, nguồn bóc lột chủ yếu của nhà nước trung ương, cũng là cái gốc tạo nên sức mạnh và sự bền vững chính trị của nhà

nước. Chính trên cơ sở thống trị của chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất nhà

nước trung ương đã ban hành những chính sách, biện pháp cần thiết có lợi cho

sản xuất nông nghiệp. Nhà nước phong kiến thời Lê sơ đã tiến them một bước, gia tăng hiệu lực thực tế của chế độ sở hữu nhà nước, trực tiếp can thiệp vào vào cách chia, hướng ruộng đất công làng xã nhằm đạt tới một sự chi phối

thực tế bộ phận ruộng đât thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, dù đạt đến mức đó, nhà nước vẫn phải chấp nhận sự hưởng thụ trọn vẹn của dân làng đối với

ruộng đất công của làng.

Cùng với chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, sự tồn tại dai dẳng và bền vững của những tàn dư công xã nông thôn đã tạo nên tính châu Á của phương thức sản xuất ở Việt Nam các thế kỷ XI – XV. Vì vậy việc duy trì chế độ chiếm hữu làng xã về ruộng đất công ở các thế kỷ này có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng. Dưới ảnh hưởng của xu thế tư hữu hoá, phong kiến hoá ngày càng mạnh, chế độ sở hữu nhà nước mới tiến công mạnh mẽ vào chế độ chiếm hữu

làng xã, đẩy làng xã xuống địa vị người quản lý ruộng đất công của nhà nước.

Sự tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất là một đặc trưng nổi bật của thế kỷ XV nói riêng và của toàn bộ thế kỷ XI- XV nói chung. Sự tồn tại và phát triển của chế độ sở hữu nhỏ của nông dân trongh

suốt thời kỳ là một đặc điểm rất đáng chú ý của chế độ ruộng đất với quan hệ địa chủ tá điền và chế độ bóc lột địa tô là hình thứch sở hữu tương đối tiến bộ

của chế độ phong kiến làm thành đặc trưng của chế độ ruộng đất phong kiến

Việt Nam.

Trong thế kỷ XV, do nhiều nguyên nhân, chế độ sở hữu lớn về ruộng đất của nhà chùa hầu như hoàn toàn phá sản. Rải rác đây đó còn một vài chùa lớn với vài trăm hay vài chục mẫu ruộng.

Khai hoang mở rộng diện tích canh tác, lập làng là một hoạt động được

tiến hành thường xuyên, liên tục không chỉ trong thời nhà Lê sơ mà trước đó đã có và nó còn tồn tại phát triển trong các giai đoạn về sau nữa. Có thể nói

rằng, trong những điều kiện phát triển thấp kém và chậm chạp cuả lực lượng

sản xuất, khai hoang mở rộng diện tích là một biện pháp tích cực, có tác dụng

giải quyết những mâu thuẫn xã hội quan trọng.

Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ còn giữ một vị trí then chốt trong

việc phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy có thấy bức tranh ruộng đất ở thế kỷ XV phát triển theo chiều hướng khá phức tạp ( sự phức tạp này được bắt đầu từ ngay những năm đầu

thế ký XI ). Chế độ ruộng đất không phát triển nhanh theo một hướng nhất định, mà dưới sự chi phối của các thế lực phong kiến, quá trình phong kiến

hoá và chế độ sở hữu làng xã đã làm phức tạp hoá tình các vấn đề ruộng đất. Cho đến cuối thế kỷ XV phương thức sản xuất phong kiến đã được xác lập về cơ bản. Bằng chính sách quân điền và lộc điền nhà nước đã thực hiện quyến

sở hữu ruộng đất công trong cả nước một cách chặt chẽ làm cho nhà vua trở thành người đứng đầu của đẳng cấp phong kiến, chiếm hữu lớn về ruộng đất,

lệ thuộc chặt chẽ vào nhà nước. Nhà nước biến những nông dân cày ruộng công thành tá điền thực sự, chế độ thuế ruộng công trở thành một hình thưc tô

- thuế hợp nhất của nhà nước còn mạnh thì có thể dễ dàng quản lý đất nước, nhưng khi đất nước bất đầu có biểu hiện của sự suy yếu, sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng các cứ, phân phong quyền lực và nhanh chóng đi đến sụp đổ (điều này đã được lịch sử chứng minh vào giữa thế kỷ XV nhà Lê sơ sụp đổ).

Chế độ ban thưởng và phân phong ruộng đất của nhà Lê sơ cho các công thần

và quý tộc có phần rất hậu, với chính sách này nhà Lê nhà Lê sơ đã tạo điều

kiện thuận lợi cho giai cấp phong kiến mở rộng và phát triển mạnh mẽ, song

song với quá trình này là tình trạng mua bán ruộng đất diễn ra ồ ạt, tư hữu ngà càng phát triển, phát sinh nhiều hiện tượng tieu cực trong xã hội, gây nên tình trạng bất ổn định, đất nước phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà

nước. Nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, đặc biệt tình tình trạng phân hoá xã hội

diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người giàu thì càng giàu hơn còn người nghèo và giai cấp nông dân - lực lượng sản xuất chính, nuôi sống cả xã hội thì ngày càng bị bần cùng hoá, đời sống bấp bênh. Khi tình trạng này phát triển lên đến đỉnh cao thì tất yếu phải xảy ra đó là những cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền

thống trị, thiết lập một xã hội mới.

Nói tóm lại, chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn về sau khi nhà nước bắt đầu có những

dấu hiệu biểu hiện của sự suy tàn; song chúng ta cũng không thể phủ nhận

những tác dụng tích cực mà nhà Lê sơ đã đạt được trong thời gian tồn tại của

mình. Những chính sách đó phần nào đã nói lên sự cố gắng đổi mới đất nước

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Ngọc Tạo, Các chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ

(1428 – 1527), luận án tiến sĩ lịch sử, Hà Nội 2001.

2. Đỗ Đức Hung, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị

Yến; Việt Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1885,

NXB Giáo Dục.

3. Nguyễn Quang Ngọc, (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB

Giáo Dục

4. Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, phân viện

Hà Nội, khoa lịch sử, Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập

bài giảng, NXB Chính trị Quốc Gia.

5. Nguyễn Khắc Đạm, Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong

lịch sử Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.

6. Phan Huy Lê, Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất

sở hữu của loại ruộng đất thế nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử,

số 4/1981, trang 15.

7. Phan Huy Lê, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2

8. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, (Khoa mục

chí, Quốc Dụng chí, Hình luật chí), NXB Sử học, Hà Nội 1961

9. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá.

10.Vũ Huy Phúc, tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ( nửa đầu thế

kỷ XIX) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1979.

11.Văn Tân, Sự khác biệt về chất: Giữa xã hội thời Trần và xã hội

thời Lê sơ, tạp chí nghiên cứu lịch sử.

12.Lê Ngọc Tạo, Các chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê sơ

13.Đỗ Đức Hung, Nguyễn Đức Nhuệ, Trần Thị Vinh, Trương Thị

Yến; Việt Nam những sự kiện lịch sử từ khởi thuỷ đến 1885,

NXB Giáo Dục.

14.Nguyễn Quang Ngọc, (Cb), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB

Giáo Dục

15.Học viện chính trị quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, phân viện

Hà Nội, khoa lịch sử, Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam, tập

bài giảng, NXB Chính trị Quốc Gia.

16.Nguyễn Khắc Đạm, Góp mấy ý kiến về vấn đề ruộng tư trong lịch sử Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử.

17.Phan Huy Lê, Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê sơ và tính chất

sở hữu của loại ruộng đất thế nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử,

số 4/1981, trang 15.

18.Phan Huy Lê, lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2

19.Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, (Khoa mục

chí, Quốc Dụng Chí, Hình luật chí), NXB Sử học, Hà Nội 1961

20.Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá.

21.Vũ Huy Phúc, tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam ( nửa đầu thế

kỷ XIX) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1979.

22.Văn Tân, Sự khác biệt về chất: Giữa xã hội thời Trần và xã hội

MỤC LỤC

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ... 1

PHẦN I:TÌNH HÌNH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XV ... 3

PHẦN II: CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ (1428 – 1527 ) ... 7

I - Chính sách của nhà Lê sơ đối với bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước ... 8

II - Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước ... 9

1.1. Ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lí, (ruộng quốc khố) ... 10

1.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần ... 12

1.2.1. Chính sách ban thưởng ruộng đất cho các công thần khai quốc 12 1.2.2. Chính sách ban thưởng ruộng đất ở các triều vua sau: ... 14

1.3 Chính sách ban cấp ruộng lộc ... 17

1.4 Ruộng đồn điền và khai hoang ... 20

1.4.1Chính sách ruộng đồn điền của nhà Lê sơ ... 20

1.4.2Chính sách khẩn hoang của nhà Lê sơ ... 21

2. Ruộng đât công làng xã, chế độ quân điền thời Lê sơ. ... 23

2.1 Ruộng đất công làng xã. ... 23

2.2 Chế độ quân điền thời Lê sơ. ... 25

2.2.1 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thái Tổ ... 26

2.2.2 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thánh Tông ... 26

3. Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất ... 30

3.1. Những chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ đối với ruộng đất tư hữu ... 30

3.1.1. Về mua bán ruộng đất ... 31

3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu ... 32

3.2 Về ruộng đất địa chủ ... 34

3.3Tình hình điền trang ... 36

3.4.Ruộng đất nhà chùa ... 37

PHẦN III VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ ... 38

1. Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ ... 38

PHẦN IV ... 41

KẾT LUẬN CHUNG ... 41

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT NHÀ LÊ SƠ DOCX (Trang 39 -48 )

×