I Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước
2. Ruộng đât công làng xã, chế độ quân điền thời Lê sơ
2.2.2 Chính sách quân điền dưới thời Lê Thánh Tông
Chính sách quân điền của thời Lê sơ phải đến thời Lê Tánh Tông mới
thực sự hoàn thành các quy chế về quân điền. Năm 1477 cùng với chế độ lộc điền, Lê Thánh Tông đã sai các triều thần bàn định và ban bố chế độ quân điền. Quy chế quân điền thời Hồng Đức được xem là mẫu mực cho cách thức quân điền trong thời nhà Lê. Các triều đại phong kiến vào cuối thời nhà Lê sau này cũng dựa vào quy chế Hồng Đức, châm chước thay đổi ít nhiều để thi
hành. Nội dung của chế độ quân điền thời Lê sơ được thể hiện qua quy định năm 1481 còn chép trong Dư hạ tập. Cụ thể như sau:
Nói chung,tất cả mọi người trong xã từ quan viên đến các hạng cô quả,
tàn tậi vợ con những phạm nhân đều được chia ruộng đất công làng xã. Phạm
vi chia tuy rộng rãi như vậy nhưng mức độ chia lại rất chênh lệch tuỳ theo
phẩm tước và thứ hạng xã hội. Mỗi lần chia ruộng đất, quan phủ huyện phải đo đạc lại ruộng đất thống kê dân số trong xã sắp xếp thành từng hạng, mỗi
hạng như vậy có phần ruộng bằng nhau, nhưng trên thực tế vẫn có sự chênh lệch. Chẳng hạn như quan viên tam phẩm được 11 phần, xuống đến dân thuộc
loại cố hạng ( làm thuê) chỉ còn 312 và đến hạng tàn tật, quả phụ, cô nhi …
chỉ còn 3 phần.
Ruộng quan viên từ tứ phẩm trở lên đã được cấp lộc điền của nhà nước
rồi thì theo nguyên tắc không cấp thêm ruộng đất công của xã. Quan viên hào lý trong xã không những được nhiều phần ruộng đất, mà còn dung uy quyền
chiếm giữ những loại ruộng đất tươi tồt nhất, màu mở nhất.
Ruộng đất công của xã nào chỉ chia cho xã ấy nhưng đầu thời Lê sơ do
hậu quả của cuộc thống trị tàn bạo của nhà Minh có nhiều xã dân cư phiêu tán, đồng ruộng bị bỏ hoang nhiều nên nhà nước qui định những xã nào dân ít, ruộng công nhiều thì có thể chia bớt cho xã bên cạnh thiếu ruộng.
Thời gian quân cấp là 6 năm 1 lần, mỗi lần đến kì cấp quân quan phủ
huyện phải xuống khám đạt lại ruộng đát và định việc phân cấp. Việc đo đạc
và phân cấp phải tiến hành váo lúc đồng áng thong thả hay vào lúc nông nhàn
và đảm bảo hoàn thành trước vụ cày cấy để không gây trở ngại đến sản xuất
nông nghiệp. Pháp luật thời bấy giờ qui định ruộng vụ mùa ( thu điền) thì đo
vào mùa xuân, chia vào mùa thu; ruộng vụ chiêm ( hạ điền) thì đo vào mùa thu năm nay và phải chia vào mùa xuân năm sau8
8
Đến kì hạn 6 năm mọi người phải trả lại ruộng khẩu phần cũ để phân
phố lại, người nào chiếm quá hạn đều bị trừng phạt nặng9. Nhưng trong kì hạn 6 năm nếu có trường hợp quan viên thăng hay giáng, những dân chết hay hết
tang hoặc chưa đến tuổi được chia thì xã trưởng có quyền lấy bớt hay tạm cấp
thêm ruộng đất.
Nói chung, những người cày ruộng khẩu phần đều phải nộp tô cho nhà
nước. Riêng quan viên từ tứ phẩm trở lên nếu được cấp them ruộng công ở xã thì phần ruộng cấp thêm này không phải nộp tô. Vì vậy trên thực tế phần
ruộng cấp thêm ấy có tính chất như lộc điền và có thể coi thêm như phần bổ
sung của lộc điền. Đất làm vườn thì quan viên được trừ 80 thứơc, quân dân được trừ 50 thước, người tàn tật cô quả thì được trừ 25 thước, còn ngoài ra
đều phải trưng tô như thường dân. Nhưng mức độ ruộng khẩu phần này nhẹ hơn so với mức tô các loại ruộng khác, nên cày loại ruộng này bị nộp tô vẫn
là một quyền lợi, thực tế người nông dân nhận ruộng cày cấy trở thành tá điền cho nhà nước. Còn tầng lớp quan viên, địa chủ nhận ruộng thường không phải để tự cày cấy mà là phát canh lại cho nông dân để thu tô nhiều hơn mức tô
của nhà nước quy định. Những người này thực tế đã trở thành một tầng lớp
bóc lột đứng trung gian thu tô của nông dân rồi nạp một phần cho nhà nứơc ,
phần còn lại thì chiếm giữ lấy.
Có thể nói, chính sách quân điền thời Hồng Đức đã thể hiện ý đồ thống
nhất cách chia ruộng và định kỳ chia ruộng công làng xã của nhà Lê sơ. Đó là
sự phủ định quyền chi phối theo tục lệ của làng xã đối với ruộng đất công,
mặc nhà nước vẫn công nhận và duy trì nguyên tắc “ ruộng công làng nào vẫn
chia cho dân làng ấy cày cấy” . Không những thế trong khi thống nhất thể lệ
chia ruộng, nhà nước trung ương còn ràng buộc làng xã phải tuân theo những quy định về phân loại và hưởng thụ của mình. Theo những quy định này, các
9 Điều 342 qui định: ngưòi nào chiếm quá hạn 1 mẫu bị 80 trượng, 10 mẫu bị biến một tư và bồi thường hoa lợi cho nhà nước
quan lại chức sắc, binh sĩ của nhà nước được xếp lên trên và được ưu ái rõ rệt, được thể hiện qua việc họ được ban cấp ruộng lộc, nếu không được cấp đủ số
ruộng này họ được cấp thêm ruộng khẩu phần.
Ruộng đất công làng xã vẫn thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước trung ương do đó loại ruộng đất này không được đem ra mua bán hay chuyển nhượng. Ngoài nhà vua ra, không ai, không một thế lực nào được quyền dùng một phần đất công để ban cấp hay làm một việc gì. Nếu vi phạm những
nguyên tắc đó đều phải chiụ phạt, nhưng trên thực tế, hệ thống chính quyền từ vua cho đến người nông dân là cả một bộ máy đồ sộ, với hang loạt các tầng
cấp thứ bậc chức sắc của các hạng quan viên, tương ứng với nó là hệ thộng
ruộng đất được phân chia phù hợp, bởi vậy chính sách ruộng đất của nhà Lê
sơ dù có quy mô triệt để đến đâu, thì cũng không tránh khỏi sự sai lạc trong
quá trình thực hiện. Thậm chí, còn không tôn trọng cả các nguyên tắc về
chính sách ruộng đất, trong đó có chính sách về ruộng đất công làng xã và
chính sách quân điền. Một lần nữa, nhà Lê sơ lại gián tiếp góp phần mở rộng
giai cấp địa chủ phong kiến. Chính sách quân điền đã thể hiện rõ tính giai cấp
của nhà nước trung ương ở nửa sau thế kỉ XV. Nó là biện phấp khẳng định
quyền sở hữu trực tiếp của nhà vua đối với ruộng đất công làng xã. Chính
sách quân điền ít nhiều đưa lại ruộng đất cho mọi tầng lớp nhân dân, trừ
những làng xã không có ruộng công (các xã tư điền), tạo điều kiện làm ăn
sinh sống cho tất cả mọi người, giải quyết yêu cầu ruộng đất của nông dân
nghèo. Bên cạnh đó, chính sách quân điền thời Lê sơ còn khắc sâu thêm sự
phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc, sự phân biệt đẳng cấp trong những người được chia. Đồng thời, góp phần củng cố quyền sở hữu của nhà nước về ruộng đất công làng xã, trói buộc người nông dân ngày càng gắn chặt với nông thôn, trong khi đó chính nền kinh tế tiêủ nông lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
đến tình trạng chính sách quân điền nhanh chóng mất hết tác dụng tích cực, và ngày càng trở thành ghánh nặng của nhân dân.