7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Thực trạng tổ chức, thực hiện hoạt động thanh tra hành chính
2.2.2.1 Thực trạng về lực lượng công chức thanh tra hành chính Tổ chức của Thanh tra huyện Krông Ana ngoài Chánh Thanh tra còn có 01 Phó Chánh Thanh tra, 04 Thanh tra viên, 01 Cán sự với trình độ chuyên môn thể hiện tại Bảng 2.2 phần nào khái quát được lực lượng thanh tra tại Thanh tra huyện Krông Ana hiện nay. Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng lẫn số lượng cuộc thanh tra hằng năm và đáp ứng yêu cầu thanh tra đột xuất của hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi lực lượng thanh tra ngày càng phải nâng cao về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, công chức trong cơ quan thanh tra cùng lúc phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau về công tác thanh tra nói chung, công tác quản lý nhà nước, công tác đảng nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn.
Thể hiện tại bảng 2.3. dưới đây:
STT Vị trí công tác trong Thanh tra huyện
1 Chánh Thanh tra huyện
2 Phó Chánh Thanh tra huyện
3 Thanh tra viên 01
4 Thanh tra viên 02
5 Thanh tra viên 03
6 Thanh tra viên 04
7 Cán sự
Nguồn: Thanh tra huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
Hiện nay, sau khi ban hành Luật Thanh tra năm 2010, đội ngũ công chức ngành Thanh tra phần nào được quan tâm, bổ sung về số lượng và từng bước được đào tạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực lãnh đạo, quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng phát triển theo
hướng tích cực, kinh nghiệm thực tiễn đươc nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác. Tuy nhiên, đội ngũ công chức Thanh tra huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế như:
Về chuyên môn nghiệp vụ chỉ dựa trên kinh nghiệm công tác, phát hiện sai phạm thông qua hoạt động thanh tra thuần túy mà chưa định hướng, đánh giá, dự báo chính xác tình hình; hoạt động thanh tra còn dàn trải, chưa xác định được những nội dung trọng yếu cần thực hiện trước khi tiến hành thanh tra. Năng lực nắm bắt, chủ động phát hiện sơ hở thông qua công tác thanh tra hằng năm chưa đạt hiệu quả. Một số vấn đề chỉ phát hiện khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo mà chưa chủ động phát hiện qua công tác thanh tra dẫn đến một số sai phạm xảy ra khi đã trải qua nhiều năm, trên diện rộng. Gây khó khăn trong việc khắc phục hậu quả; xử lý hành vi vi phạm chưa triệt để.
Việc áp dụng pháp luật, nghiệp vụ vào thực tiễn của một số công chức chưa đạt hiệu quả cao; tiếp cận vấn đề mới còn chưa chủ động, lúng túng, thiếu khoa học. Việc thực hiện quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị với Thanh tra huyện còn hạn chế; đặc biệt là trong việc phối hợp đôn đốc, thực hiện kiến nghị tại kết luận thanh tra chưa được chú trọng. Một số công chức thiếu tinh thần cầu tiến, học hỏi, chưa đề cao tinh thần trách nhiệm, độc lập trong hoạt động, ý thức tổ chức kỷ luật kém dẫn đến việc bị xử lý kỷ luật.
Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa được thường xuyên, liên tục trong khi hệ thống pháp luật, nghiệp vụ của ngành ngày càng đòi hỏi chuyên sâu, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. Việc công chức khi đến công tác tại Thanh tra huyện chỉ được đào tạo lớp nghiệp vụ thanh tra viên trong 01 tháng là chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; hệ thống văn bản pháp luật được cập nhật liên tục trong khi công chức tại các phòng, chuyên môn được tập huấn thường xuyên, định kỳ về nghiệp vụ, chuyên môn của ngành thì công chức Thanh tra huyện chưa được quan tâm đúng mức.
Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra thường là nguồn cán bộ từ nơi khác đến nên một số trường hợp chưa có hoặc có ít kinh nghiệm trong công tác thanh tra dẫn đến việc mất một khoảng thời gian nhất định để tiếp cận, nắm bắt công việc. Do yêu cầu của công tác cán bộ, một số cán bộ vừa làm quen với môi trường công tác thì phải luân chuyển sang vị trí công tác khác. Điển hình từ tháng 02/2019 đến tháng 9/2020, Thanh tra huyện chưa được bố trí Phó Chánh Thanh tra gây khó khăn trong triển khai nhiệm vụ.
2.2.2.2 Thực trạng về công tác thanh tra trên địa bàn huyện Krông Ana Căn cứ Luật Thanh tra, hàng năm, UBND huyện chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn liên quan để thực hiện. Chỉ đạo Thanh tra huyện rà soát, khảo sát, xây dựng kế hoạch tranh tra hàng năm, tập trung thanh tra vào các lĩnh vực nhạy cảm, có trọng tâm, trọng điểm, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm, xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề ở một số lĩnh vực và tham mưu UBND huyện thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Kế hoạch thanh tra xây dựng luôn bám sát theo định hướng chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh và được UBND huyện phê duyệt đảm bảo thời gian quy định.
Trên cơ sở Kế hoạch thanh tra được phê duyệt hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Thanh tra huyện chủ động tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nội dung, đối tượng, đúng quy trình, quy định của pháp luật về thanh tra; các cuộc thanh tra đã được triển khai thực hiện hoàn thành, đảm bảo chất lượng ngày càng nâng cao.
Các kết luận, kiến nghị thanh tra đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo kịp thời; Thanh tra huyện đã thực hiện tốt công tác theo dõi, đôn đôn, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị để đảm bảo việc xử lý, chấn chỉnh,
khắc phục các hạn chế, thiếu sót, sai phạm tại các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiểu quả công tác thanh tra trên địa bàn huyện.
Trong 5 năm từ 2016 - 2020, Thanh tra huyện đã triển khai 52 cuộc thanh tra tại 210 đơn vị trên các lĩnh vực quản lý nhà nước như kinh tế - xã hôi; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; quản lý, sử dụng đất đai,... việc kịp thời chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thanh tra hằng năm đã được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. Nội dung, chất lượng, tiến độ các cuộc thanh tra ngày càng nâng cao, đảm bảo mục đích thanh tra. Số lượng cuộc thanh tra hằng năm thể hiện tại bảng 2.4. sau:
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số lượng cuộc thanh tra triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020
Tổng số Năm cuộc thanh tra 2016 13 2017 10 2018 12
Tổng
52 số
Nguồn: Thanh tra huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk - Về thanh tra kinh tế - xã hội: Trong giai đoạn từ 2016 – 2020, Thanh tra huyện Krông Ana đã tiến hành tổng cộng 30 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội tại 188 đơn vị, số sai phạm về kinh tế phát hiện qua công tác thanh tra là 4.388.142.000 đồng, kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước thông qua tài khoản tại giữ của Thanh tra huyện số tiền 2.652.045.000 đồng, kiến nghị xử lý khác về kinh tế số tiền 221.849.000 đồng, kiến nghị không thu hồi số tiền 1.514.248.000 đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 65 đơn vị sai phạm. Đến thời điểm 31/12/2020, thông qua hoạt động đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Thanh tra huyện đã thu hồi về ngân sách nhà nước tổng số tiền là 2.344.004.000 đồng, trên tổng số tiền kiến nghị thu hồi là 2.652.045.000 đồng, đạt 88,38%. Qua thanh tra đã phát hiện có những thiếu sót, tồn tại, hạn chế và sai phạm trong công tác quản lý tài chính, ngân sách, thực hiện chính sách theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quản lý đầu tư xây dựng… tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương. Cụ thể tại bảng 2.5. dưới đây:
Số cuộc thanh Năm tra/ Số đơn vị 2016 8/98 2017 5/23 2018 7/32 2019 6/17 2020 4/18
Đồng thời với xử lý về kinh tế, việc xử lý hành chính đổi với các tập thể, cá nhân có những tồn tại, hạn chế, thiếu sót, sai phạm đã được triển khai thực hiện hiệu quả, công kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước về thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, điều hành ngân sách, kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn… Ngăn chặn để xảy ra những sai phạm kéo dài qua nhiều thời kỳ, liên quan đến nhiều cá nhân; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong toàn huyện. Các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan chấp hành, báo cáo việc thực hiện theo đúng quy định. Các kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra huyện được Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo thực hiện nghiêm minh, kịp thời.
- Về thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc
chấp hành pháp luật trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng:
Trong nhưng năm gần đây, các cuộc thanh tra trách nhiệm thủ trưởng ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Kết luận thanh tra là phương tiện hữu hiệu để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hiệu lực, hiệu quả của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong hoạt động quản lý nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Cụ thể là việc thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc chấp hành pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Từ đó, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nắm bắt tình hình, để chỉ đạo, điều hành hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
đã tiến hành 17 cuộc thanh tra trách nhiệm đối với 17 cơ quan, tổ chức, địa phương và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, địa phương. Qua đó xem xét, đánh giá, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị biện pháp xử lý nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện. Điển hình như, qua thanh tra đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế, thiếu sót, sai phạm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị, địa phương như về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Một số địa phương, đơn vị chưa bố trí phòng tiếp công dân đạt chuẩn theo quy định, sổ tiếp công dân ghi chép chưa đầy đủ, chưa niêm yết thông báo lịch tiếp công dân; xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân không đúng trình tự, thủ tục, thời gian, vẫn còn tình trạng né tránh; giải quyết đơn chậm, hiệu quả chưa cao dẫn đến phát sinh các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo,… Về phòng, chống tham nhũng: Một số cơ quan, địa phương, đơn vị triển khai chưa xây dựng kế hoạch phòng chống tham nhũng hàng năm; việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai bản kê khai tài sản thu nhập chưa đúng quy định, còn mang tính hình thức; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tham nhũng chưa thường xuyên; tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân sách chưa đạt hiệu quả, mang tính hình thức.
Về thanh tra quản lý, sử dụng đất đai: Trong những năm gần đây, công tác quản lý, sử dụng đất đai đang là một trong những vấn đề nhạy cảm của xã
hội. Trước yêu cầu đó, hằng năm, Tổng Thanh tra Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo ngành thanh tra bổ sung vào kế hoạch thanh tra hằng năm các cuộc thanh tra liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai theo thẩm quyền quản lý của từng cấp. Đối với Thanh tra huyện Krông Ana từ năm 2018 đến 2020 đã triển khai 05 cuộc thanh tra tại 05 đơn vị cấp xã trên địa bàn. Qua đó, đã chấn chỉnh lại công tác quản lý, sử dụng đất, tăng cường vận động, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân trên địa bàn chấp hành các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường; đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hạn chế lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân phát sinh thuộc lĩnh vực đền bù, giải phóng mặt bằng; đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và xây dựng trên địa bàn. Từ đó, đề xuất, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, tài nguyên và môi trường của cấp xã; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai, rừng, mặt nước trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, không thực hiện theo quy hoạch; nâng cao chất lượng, vai trò tham mưu của các phòng ban chuyên môn; tập trung chỉ đạo và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Krông Ana.