7. Kết cấu luận văn
3.2.3. Tuyên truyền, phổ biến về ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể và
luật của các chủ thể và đối tượng thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
Xác định tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của các chủ thể trong việc chấp hành pháp luật; đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức về pháp luật; là tiền đề quan trọng cho công tác ngăn ngừa, phòng tham nhũng. Trong đó, việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thanh tra hành chính nhằm giúp cho các đối tượng thanh tra, chủ thể tham gia vào hoạt động của thanh tra hành chính hiểu, nắm bắt kịp thời hơn những nội dung mới, phức tạp, hiểu rõ hơn quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khi tham gia vào hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả, cần đổi mới nội dung tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hoạt động thanh tra hành chính theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật, mà còn phải thiết thực, sát với yêu cầu thực tiễn để một mặt nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng, mặt khác giúp họ hiểu được mục đích, ý nghĩa của hoạt động thanh tra là để chỉ ra cho đối tượng thanh tra thấy được những tồn tại,hạn chế, sai phạm mà để kịp thời khắc phục, sửa chữa nhằm tránh gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân chứ không phải là chỉ “vạch lá tìm sâu”. Các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật cần được biên soạn lại, điều chỉnh, cắt bỏ, xác định trọng tâm cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ nhận thức, tính chất công việc của từng đối tượng được tuyên truyền, tránh mang tính hình thức, dài dòng, liệt kê lại. Mà đòi hỏi phải chọn lọc, nghiên cứu kỹ nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng được nhắm tới.
Bên cạnh đó, ngoài việc đổi mới, sàng lọc nội dung thì việc đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật quyết định tính hiệu lực, hiệu quả. Việc thông qua các hình thức truyền thống như
hội nghị, hệ thống truyền hình, truyền thanh mang lại hiệu quả chưa cao; đòi hỏi việc triển khai qua cách thức khác như tọa đàm, thảo luận, các tài liệu hỏi đáp, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng các diễn đàn nhằm trao đổi thông tin qua các nhóm trò chuyện,… Cần xây dựng và mở rộng hình thức tìm hiểu pháp luật qua các chương trình phát thanh hoặc truyền hình, xây dựng website riêng về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong đời sống pháp luật nói chung và thanh tra hành chính nói riêng.
3.2.4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Để đảm bảo triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả cao với nguồn lực và chi phí thấp nhất đòi hỏi việc ứng dụng các trang thiết bị vào hoạt động thanh tra là yêu cầu tất yếu. Việc đảm bảo trụ sở làm việc công tác như cơ sở vật chất nhằm tăng tính trang nghiêm, kỷ luật, chuyên nghiệp của cơ quan thanh tra, cụ thể là Thanh tra huyện Krông Ana. Ngoài các trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc cho hoạt động của cán bộ, công chức nói chung như: bàn ghế làm việc, máy vi tính để bàn, máy laptop, máy photocopy, máy in, điện thoại bàn, hệ thống internet,… là những yêu cầu tất yếu để vận hành công việc thường xuyên một cách hiệu quả; thì cán bộ, công chức thanh tra do yêu cầu đặc thù của ngành thanh tra là rất khó khăn, phức tạp, phải thường xuyên đi cơ sở để thẩm tra, xác minh, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan đòi hỏi các phương tiện mang tính chuyên môn, nghiệp vụ như máy ghi âm, máy chụp hình, máy quay phim, các công cụ liên quan đến kiểm tra chất lượng công trình xây dựng,... để đảm bảo triển khai để thuận tiện suốt quá trình thanh tra. Hằng năm, nguồn kinh phí để hoạt động của Thanh tra huyện Krông Ana còn
hạn chế, một số nội dung như trưng cầu giám định chưa được bố trí vào dự toán ngân sách hằng năm của đơn vị phần nào gây khó khăn trong triển khai thực hiện.
- Về ứng dụng công nghệ, thông tin: Triển khai một số phần mềm như hệ thống quản lý văn bản, hộp thư công vụ, phần mềm về quản lý hồ sơ công việc, phần mềm xử lý chồng chéo trong thanh tra,… đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tải những khâu xử lý truyền thống trong tiếp nhận, ban hành, xử lý các văn bản hành chính hằng ngày; công tác quản lý, tiếp nhận đơn thư cũng được theo dõi, xử lý thông qua hệ thống điện tử nhằm đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào hoạt động quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đã không ngừng cải thiện hiệu lực, hiệu quả; hướng tới việc một người có thể kiêm nhiệm, xử lý nhiều công việc khác nhau mà không tốn thời gian, công sức như trước. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý hành chính nói chung và thanh tra hành chính nói riêng đã đổi mới phương thức quản lý, tiếp nhận, xử lý thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan Thanh tra huyện Krông Ana, tạo thói quen làm việc của cán bộ, công chức trên môi trường internet, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước và hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Qua thực tế triển khai, sử dụng hệ thống điện tử trong hoạt động của Thanh tra huyện Krông Ana đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, sắp xếp, phân công nhiệm vụ trong đơn vị phù hợp, hiệu quả; sử dụng thường xuyên, hiệu quả hệ thống quản lý văn bản, hộp thư điện tử đảm bảo việc trao đổi, xử lý các văn bản trong nội bộ diễn ra hiệu quả cũng như việc cung cấp thông tin, trao đổi thông tin với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan được diễn ra thường xuyên, nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu công việc.
công khai, minh bạch hoạt động thanh tra. Hằng năm, Thanh tra huyện Krông Ana chủ động, tích cực phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện trong việc đưa tin về hoạt động thanh tra, công khai kết luận thanh tra lên Cổng thông tin điện tử huyện Krông Ana, đây là cách thức, phương pháp quan trọng để thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của Thanh tra huyện Krông Ana nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, tăng cường sự giám sát của các chủ thể vào hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện Krông Ana.
Tiểu kết Chương 3.
Để thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra hành chính cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu các cơ quan chức năng và các cơ quan chuyên ngành có liên quan xây dựng hệ thống văn bản pháp luật quy định cụ thể các bước thực hiện hoạt động thanh tra hành chính, các quy định, tổ chức thực hiện, biện pháp xử lý trong việc thực hiện các kiến nghị, kết luận thanh tra. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm nâng cao chất tượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi đến mọi người dân, cơ quan, tổ chức để nâng cao kiến thức pháp luật trên toàn xã hội.
KẾT LUẬN
Với đề tài “Thanh tra hành chính trên địa bàn huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk” tác giả đã giải quyết các vấn đề về khái niệm, đặc điểm, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động để hình thành nền tảng cơ bản và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện Krông Ana. Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện Krông Ana đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu, đánh giá kết quả đạt được qua từng năm cho thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực như: quản lý tài chính - ngân sách, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về giải quyết khiếu nai, tố cáo; quản lý và sử dụng đất đai,… và trong hoạt động giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra hành chính trong một số lĩnh vực còn mang tính rập khuôn, hạn chế; công tác đôn đốc, xử lý sau thanh tra nhất là thu hồi về kinh tế chưa đạt hiệu quả cao, một số nội dung kéo dài qua nhiều năm vẫn chưa thu hồi vào ngân sách nhà nước mà chưa đề xuất được biện pháp xử lý phù hợp; công tác xử lý hành chính đối với một số tổ chức, cá nhân có vi phạm trong quản lý, điều hành còn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả răn đe; công tác phát hiện hành vi tham nhũng qua hoạt động thanh tra còn thấp. Do đó, đổi mới công tác thanh tra hành chính là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Krông Ana. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của cơ quan thanh tra nhà nước trong tình hình mới là những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn để luận giải cho quá trình hoàn thiện, phát triển hoạt động thanh tra hành chính của Thanh tra huyện Krông Ana. Việc đẩy mạnh nhiệm vụ nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra hành chính thông qua những giải pháp kịp thời là một trong những nhiệm vụ cấp bách cần được
quan tâm, thực hiện. Thanh tra huyện Krông Ana cần vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt các giải pháp mà đã đề ra dựa trên những tình hình, đặc điểm cụ thể tại huyện Krông Ana để phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, thiếu sót trong triển khai thực hiện. Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thanh tra huyện Krông Ana đối với hoạt động thanh tra nói riêng và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền địa phương huyện nói chung. Xứng đáng thực sự là một công cụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 64 lập Ban Thanh tra đặc biệt, 2. Chính phủ (2011), Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
3. Chính phủ (2011), Nghị định số 97/2011/NĐ-CP quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
4. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
5. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
6. Chính phủ (2015), Nghị định số 33/2015/NĐ-CP quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.
7. Chính phủ (2020), Nghị định số 108/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
8.Hồ Chí Minh (1957), Hội nghị cán bộ thanh tra toàn miền Bắc.
9. Hồ Chí Minh (1961), Hội nghị tổng kết công tác thanh tra toàn miền Bắc 1961.
11. Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12, Luật cán bộ, công
chức.
12. Quốc hội (2010), Luật số 56/2010/QH12, Luật Thanh tra.
13. Quốc hội (2011), Luật số 02/2011/QH13, Luật khiếu nại.
15. Quốc hội (2015), Luật số: 91/2015/QH13, Bộ luật dân sự.
16. Quốc hội (2018), Luật số 25/2018/QH14, Luật Tố cáo.
17. Thanh tra Chính phủ (2013), Thông tư 04/2013/TT-TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại.
18. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư số 01/2014/TT- TTCP quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra.
19. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư 05/2014/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
20. Thanh tra Chính phủ (2014), Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV, ngày 08/9/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh 21. Nguyễn Phú Trọng (2020), Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc, tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, Hà Nội.
22. Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana (2020), Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã Hội 5 năm 2021-2025.
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2016), Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND Quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk.