Vai trò củacán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện

Một phần của tài liệu Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Vai trò củacán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện

Cán bộ, công chức chủ chốt nói chung và cấp huyện nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức và điều hành mọi công việc ở địa phương, cơ sở; chăm lo đời sống nhân dân; mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được hiện thực hóa vào đời sống nhân dân hay không phụ thuộc rất lớn vào vai trò của cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện. Do vậy, từ vị trí của hệ thống chính trị cấp huyện, vai trò của cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện được thể hiện ở những điểm sau:

Một là, làm cầu nối chủ yếu giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân

14

dân, phản ánh những nguyện vọng của nhân dân tới Đảng, Nhà nước để có chủ trương, chính sách ngày càng phù hợp với thực tiễn.

Hai là, với tư cách là người lãnh đạo, quản lý, tổ chức và điều hành, họ vừa là người lãnh đạo ở địa phương vừa là người đại diện cho Đảng và Nhà nước chăm lo đời sống của nhân dân địa phương và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong cộng đồng dân cư ở địa phương. Không để tích tụ mâu thuẫn trở thành những điểm nóng và những tình trạng khiếu kiện tập thể vượt cấp, hoặc lợi dụng dân chủ làm mất ổn định chính trị trên địa bàn.

Ba là, những hoạt động của cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện thể hiện rõ là người định hướng cho sự phát triển của địa phương. Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.

Bốn là, với tư cách là những người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, họ có trách nhiệm trong việc huy động, khai thác sử dụng các nguồn lực địa phương theo sự phân cấp của nhà nước, đồng thời có trách nhiệm trong tuyên truyền, giải thích, tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong xây dựng, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo vệ an ninh trên địa bàn phụ trách.

Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn thể xã hội, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cấp huyện, đời sống của nhân dân có được nâng cao hay không phụ thuộc rất lớn vào cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện, người giữ vai trò lãnh đạo quản lý và điều hành ở địa phương.

1.1.3. Những yêu cầu cơ bản đối với cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện

Ngày 04/8/2017, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 89- QĐ/TW quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí

15

đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Và đây cũng là yêu cầu cơ bản đối với cán bộ, công chức chủ chốt ở cấp huyện. Cụ thể như sau:

- Về chính trị tư tưởng: Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trong bất cứ tình huống nào, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Yên tâm công tác, chấp hành nghiêm sự phân của của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tâm huyết và có trách nhiệm với công việc; không tham vọng quyền lực, không háo danh; có tinh thần đoàn kết, xây dựng, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp. Bản thân không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi và tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm; công bằng, chính trực, trọng dụng người tài, không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Tuân thủ và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.

16

- Về trình độ: Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.

- Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, thuận lợi, vấn đề mới, khó và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả để phát huy, thúc đẩy hoặc tháo gỡ. Có năng lực thực tiễn, nắm chắc và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công; cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và vì nhân dân phục vụ. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo; gương mẫu, quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm.

- Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định; có kinh nghiệm lãnh đạo,

1.2. Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện

1.2.1. Các khái niệm

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “nguồn”: có nghĩa là “nơi phát sinh, tạo ra hoặc cung cấp cái gì”.[33].

Trong công tác cán bộ, khi bố trí, bổ nhiệm một người vào chức danh lãnh đạo, quản lý, cơ quan quản lý cán bộ, công chức phải tìm kiếm, phát hiện, lựa chọn từ một nhóm người nhất định có những điểm phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn. Nhóm người đó thường được gọi với các tên khác nhau, như “cán bộ, công chức dự bị”, hay “nguồn cán bộ, công chức” [6].

17

Cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện được bầu cử và tuyển dụng vào các chức danh theo quy định (của Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước cũng như những quy định cụ thể của cấp huyện, từng loại tổ chức trong hệ thống chính trị), nên nguồn cán bộ, công chức chủ chốt là một đội ngũ những người đáp ứng những yêu cầu cho việc sẵn sàng bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức chủ chốt của hệ thống chính trịcấp huyện. Vì vậy, nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện là những người được phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, bảo đảm sẵn sàng cho việc bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt “tạo” có nghĩa là “làm ra”, từ chỗ không có trở thành có. Trong lịch sử Đảng ta, thuật ngữ “tạo nguồn cán bộ” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (khóa IV) của Đảng: “Về công tác cán bộ, phải đổi mới việc lựa chọn, sắp xếp, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ lãnh đạo và quản lý kinh tế, cán bộ khoa học, kỹ thuật và nghiệp vụ. Không quá câu nệ vào tuổi tác, lương bậc hay chức vụ trong quá khứ, mà căn cứ chủ yếu vào phẩm chất và năng lực thực tế hiện hành, để tạo nguồn cán bộ mới mau chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt của các ngành, các địa phương, các cơ sở, theo một cơ cấu đồng bộ, gồm những người đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể của từng vị trí, phải tạo ra một nền nếp bình thường là cán bộ có lên, có xuống, làm được thì để, không làm được thì thay ngay. [7].

Như vậy, tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt cấp huyện là một nhiệm vụ trong công tác cán bộ của các cấp uỷ đảng địa phương, là quá trình gồm hệ thống các công việc, từ xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn, đến phát hiện, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bố trí và sử dụng nguồn cho hệ thống chính trị nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức có

18

đủ tiêu chuẩn, điều kiện để bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp huyện.

Một phần của tài liệu Tạo nguồn cán bộ, công chức chủ chốt tại huyện đakrong, tỉnh quảng trị (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w