Thực hiện chương trình chuyển đổi số, tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung vào 3 trụ cột gồm Phát triển chính quyền số; Xây dựng xã hội số; Phát
triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
Hiện nay, tỉnh này tích cực triển khai các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện chương trình chuyển đổi số theo lộ trình đề ra.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện có hơn 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và siêu nhỏ chiếm đến 97%. Quy mô vốn ít nên các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là đối tượng rất cần chuyển đổi số để bắt kịp với xu hướng, tăng khả năng thích ứng với xu thế mới.
Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đang hoàn thiện các thể chế về chuyển đổi số và nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số. Tỉnh chủ trương từng bước hoàn thiện và tích hợp, liên thông các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tiến hành số hóa dữ liệu tại các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng kết nối, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo an ninh mạng.
Tỉnh đã xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu "4 không, 1 có". Đó là, làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không tiền mặt và dữ liệu có số hóa. “Phòng họp thông minh được xử lý trên nền tảng trí tuệ nhân tạo. Một số tính năng nhận diện khuôn mặt các thành viên ủy ban hoặc các thành phần vào họp. hệ thống bút kí thông minh, tự động thu âm và giả băng kết luận tại phiên họp, giúp cho người điều hành cũng như người soạn thảo văn bản ra chỉ đạo nhanh nhất trong thời gian sau khi họp”
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Chương trình chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025, định hướng năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, 100% hoạt động quản lý nhà nước các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp xã sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp xã và liên thông với Quốc gia trong các hoạt động quản lý nhà nước; toàn bộ cơ quan nhà nước từ
cấp tỉnh đến cấp xã xây dựng và triển khai hệ thống thông tin chuyên ngành; tỷ trọng kinh tế số đóng góp 20% tổng GRDP toàn tỉnh. Tạo điều kiện cho công dân tham gia nhiều hơn với chỉ một cửa trực tuyến trên môi trường mạng ở cấp độ 3, cấp độ 4. Đặc biệt, là có cơ sở dữ liệu công dân, tổ chức, doanh nghiệp đầy đủ hơn và hướng tới tất cả giấy tờ đã lưu vào cơ sở dữ liệu chung của tỉnh. Theo đó, công dân, tổ chức chỉ phải nộp lần đầu và không phải nộp khi tham gia giải quyết hành chính ở những lần tiếp theo.
Hiệu quả tích cực của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cấp phường mang lại không thể không thừa nhận. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND cấp phường được đánh giá là bước cải tiến cơ bản làm thay đổi tư duy quản lý, phong cách làm việc của cán bộ công chức cấp phường và suy nghĩ của người dân về cách thức thực hiện TTHC và vai trò của cơ quan UBND cấp phường trong mối quan hệ với công dân. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, vị trí pháp lý và quy trình thực hiện TTHC tại Bộ phận TN & TKQ của UBND cấp phường vẫn chưa được quy định cụ thể, cách thức thực hiện quy trình thủ tục chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công chức chuyên môn cấp phường. Do đó, cần xác định rõ vị trí pháp lý của Bộ phận TN & TKQ tại UBND cấp phường phù hợp với quy định chức năng, nhiệm vụ của công chức làm việc ở bộ phận này.Theo đó, bộ phận này vừa có chức năng tiếp nhận, giải quyết và trả kết giải quyết cho công dân, tổ chức. Cần bổ sung trong văn bản quy phạm pháp luật về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các quy định về hoạt động của bộ phận TN & TKQ tại UBND cấp phường. Có như vậy, mới phản ánh đúng thực tế của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại UBND cấp phường hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thống nhất hình thức hoạt động của bộ phận này trên phạm vi toàn quốc.
Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh và đáp ứng
lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các ngành, các cấp nhằm bảo đảm hiệu lực, chất lượng, tính khả thi cao.
Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả mới chỉ dừng lại ở văn bản Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thiết nghĩ, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cần được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật là vì lý do cần đề cập đến trách nhiệm thực hiện TTHC của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của các quan hệ phường hội. Thực chất của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chính là cơ chế thực hiện TTHC, đòi hỏi phải nâng cao giá trị pháp lý của văn bản điều chỉnh cách thức thực hiện TTHC cho tương xứng với quy định về cách thức thực hiện TTHC. Hơn nữa, qua thời gian thực hiện bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan hành chính nhà nước đã khẳng định tính đúng đắn, chắc chắn của cơ chế này nên cần thiết phải được quy định ở một văn bản pháp lý có vị trí cao hơn văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Các quan hệ xã hội luôn luôn biến đổi, đòi hỏi cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước cũng cần phù hợp, tương xứng với sự thay đổi của các quan hệ phường hội đó, do vậy cần phải nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế một cửa, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.