Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin vào

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại từ thực tiễn các phường thuộc thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 118 - 125)

thực hiện cơ chế

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, rất cần sự quan tâm chỉ đạo

thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, ý thức, trách nhiệm của từng cán bộ, công chức tại bộ phận “một cửa” hiện đại và trong cả bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước... nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và phục vụ lợi ích của người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ngày càng tốt hơn… Hướng đến một nền hành chính hiện đại - hiệu lực - hiệu quả. Trong đó, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm ”thước đo”, đáp ứng kịp thời xu thế phát triển trong thời kỳ cách mạng 4.0...

Thành phố chỉ đạo các phường, thị trấn khẩn trương khắc phục bất cập nhằm nâng cao chất lượng CCHC, hướng đến đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử. Thực hiện có hiệu quả chương trình CCHC gắn liền với việc xây dựng chính quyền điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 trong các lĩnh vực. Chủ tịch UBND các phường nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phân tích làm rõ nguyên nhân làm giảm chỉ số CCHC của đơn vị mình để có giải pháp khắc phục; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cải thiện chỉ số CCHC của đơn vị. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch CCHC năm 2021, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đảm bảo thực chất, khách quan, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực CCHC. Qua tổng hợp báo cáo Kế hoạch CCHC năm 2021 của thành phố đều có các giải pháp quyết liệt chỉ đạo các phường nâng cao chất lượng CCHC, gồm: Tăng cường công tác kiểm tra CCHC, thanh tra công vụ, nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ CCHC tại UBND các phường, phường, thị trấn. Yêu cầu các phường, phường xác định rõ người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước UBND. UBND cấp phường tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan hành chính cấp phường. Tăng

cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý văn bản và điều hành, được kết nối, liên thông qua trục liên thông văn bản quốc gia, trục liên thông văn bản nội bộ tỉnh phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử. Duy trì, nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử của các phường. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015. Thường xuyên rà soát, cập nhật, niêm yết công khai TTHC theo quy định; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp phường thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh phối hợp với cấp huyện tổ chức cung ứng dịch vụ công bổ sung mức độ 3, 4. Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, nâng cao chất lượng các dịch vụ công; sắp xếp cán bộ công chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng cán bộ công chức trong thực hiện CCHC. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về công tác CCHC đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức, công dân; đồng thời thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý phản ánh của nhân dân về chất lượng giải quyết TTHC nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong nâng cao chất lượng CCHC cấp phường.

Thời gian qua, công tác CCHC luôn được lãnh đạo TP. Huế đặc biệt chú trọng. Năm 2020 vừa qua, TP Huế đã tiếp tục đổi mới với nhiều giải pháp về CCHC. Nâng cao mức độ hài lòng của người dân; nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Về Kết quả đánh giá, xếp loại đánh giá chất lượng hoạt động của UBND thành phố Huế năm 2020, UBND thành phố Huế có 86,70 điểm đánh giá, được xếp loại tốt.

Nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của TP, nhất là người đứng đầu trong thực hiện CCHC được nâng lên rõ rệt. Các văn bản chỉ đạo được Thành phố, các phòng ban, đơn vị ban hành kịp thời. Công tác sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan, đơn

vị đã và đang được thực hiện thường xuyên. TP cũng đã rà soát và ban hành bộ thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, công khai, minh bạch, giúp giảm thiểu thời gian và kinh phí của cá nhân, tổ chức. Thành phố Huế đã khai trương 100% Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại ở 27/27 phường từ năm 2018. Bộ máy cơ quan, đơn vị thuộc thành phố từng bước được sắp xếp tinh gọn.

Trong năm 2020, riêng Trung tâm hành chính công TP Huế đã tiếp nhận và xử lý, giải quyết, trả đúng hạn 35.817/39.112 hồ sơ (đạt tỷ lệ 91, 5%). Đưa nhiều thủ tục vào liên thông, công tác CCHC với nhiều nội dung khác được thực hiện công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, đóng góp quan trọng vào việc phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp và sự phát triển chung của toàn TP. Thành phố cũng đã số hóa tổng cộng 34.385 hồ sơ, đạt tỷ lệ số hóa 100% (Các hồ sơ trực tuyến đã được số hóa sẵn). Đã hỗ trợ cá nhân, tổ chức tạo 5.204 tài khoản dịch vụ công để tiếp cận việc giao dịch thủ tục hành chính theo hình thức trực tuyến tổng số hồ sơ đã tiếp nhận. Từ đầu năm 2021, tại Trung tâm hành chính công TP Huế đã có hình thức thanh toán trực tuyến qua mã QR, qua máy POS... tạo sự tiện lợi tối đa cho người dân...

Ngoài ra, hệ thống mạng của HĐND – UBND TP, các phòng, ban và 27 phường sớm đã hòa mạng CPNET của tỉnh. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương đều giải quyết được phần lớn khối lượng hồ sơ nhận trong tháng, khắc phục tình trạng tồn đọng hồ sơ… Qua đó làm giảm sự tốn kém về thời gian, tiền bạc khi đi làm thủ tục hành chính của nhân dân. Đồng thời, góp phần cho các cơ quan, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một là, tiếp tục đầu tư xây dựng mới, sửa chữa trụ sở làm việc của bộ phận TN & TKQ của một số phường, phường không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng chính quyền điện tử, công dân điện tử. Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với những lĩnh vực bức thiết liên quan đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Hai là, rà soát lại các trang thiết bị, phương tiện làm việc đã cũ, hư hỏng, tăng cường bổ sung nguồn kinh phí mua sắm các trang thiết bị đồng bộ, tại văn phòng làm việc của Bộ phận TN& TKQ của một số phường, phường, thị trấn, cần phải trang bị thùng thư góp ý, trang bị thêm máy Photocopy để phục vụ khi nhân dân có yêu cầu photo giấy tờ, văn bản thực hiện các TTHC, trang bị thêm tủ đựng hồ sơ cho công chức chuyên môn bảo đảm đầy đủ điều kiện làm việc theo hướng hiện đại hóa công sở.

Ba là, bố trí sắp xếp lại các trang thiết bị tại phòng làm việc của bộ phận TN & TKQ theo hướng gọn gàng, sạch sẽ, sử dụng hợp lý và thuận tiện. Muốn vậy, công chức tại bộ phận TN & TKQ cần được tập huấn về phương thức quản lý “5S” (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Phương pháp quản lý “5S” yêu cầu: mỗi công chức chuyên môn làm việc tại Bộ phận TN &TKQ phải thực hiện cách làm việc như sau:

+ Sàng lọc: Liệt kê tất cả những phương tiện, giấy tờ, vật dụng hiện có của mình, sau đó loại ra những vật không cần thiết và giữ lại những đồ vật, tư liệu cần thiết phục vụ cho công việc;

+ Sắp xếp: Tiến hành sắp xếp lại chỗ làm việc của riêng mình, bản thân công chức cần xem xét lại cách sắp xếp hồ sơ, vật dụng tại nơi làm việc của mình, sau đó quyết định các vị trí sắp xếp ưu tiên, ưu tiên những hồ sơ, giấy tờ, 68 vật dụng hay dùng đến để ở vị trí dễ lấy, dễ tìm thấy, lập danh sách các loại hồ sơ, giấy tờ và vị trí cất giữ chúng;

+ Sạch sẽ: Thực hiện phương thức nơi làm việc luôn sạch sẽ ngay khi

hoàn thành công việc xong, săn sóc, duy trì việc giữ gìn nơi làm việc của mình luôn sạch sẽ ở mức độ cao nhất;

+ Săn sóc: Giữ thái độ luôn hòa nhã, có tinh thần cầu thị, “lắng nghe” và hướng dẫn tận tình chu đáo chân thành từ của cá nhân, tổ chức và cả đồng nghiệp.

+ Sẵn sàng: Luôn có ý thức tốt về “4S”, hình thành thói quen và không

ngừng cải thiện thói quen đó. Nếu bản thân công chức chuyên môn làm việc tại Bộ phận TN & TKQ thực hiện được phương thức làm việc “5S” sẽ nâng cao được tính tự chủ của bản thân mỗi công chức chuyên môn làm việc tại bộ phận này, nâng cao hình ảnh của cơ quan công quyền trong giải quyết TTHC cho công dân, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại, tìm kiếm giấy tờ, vật dụng của công chức, “5S” làm cho nơi làm việc của công chức tại bộ phận một cửa thoải mái hơn, đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc giải quyết TTHC, tạo được sự khác biệt so với cơ chế làm việc nhiều cửa trước đây.

Bốn là, cần tiếp tục đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước tại cơ sở; thực hiện việc chuyển nhận thông tin qua mạng; thực hiện ngay việc gửi văn bản, giấy mời họp, các báo cáo tuần, tháng, quý, năm và một số văn bản hành chính thông thường qua hệ thống Eoffice; thực hiện việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp, kiến nghị của người dân qua cổng thông tin điện tử của tỉnh.

+ Tiếp tục chỉ đạo UBND cấp phường rà soát, thống kê, đánh giá lại chất lượng các trang thiết bị dành cho hoạt động công nghệ thông tin (máy tính, máy in, máy fax..), các phần mềm ứng dụng đã được trang bị cho cơ sở và khả năng sử dụng của cán bộ, công chức khi giải quyết công việc.

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống nối mạng nội bộ (LAN) tại các phường,

phường; thị trấn nên tiến hành xây dựng mạng diện rộng liên kết hệ thống tin học giữa các đơn vị với nhau; giữa cấp phường với huyện, thành phố, tỉnh và các sở, phòng chuyên môn.

phường. Cần tăng cường hoạt động xử lý công việc trên máy vi tính của CB, CC, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo. Tổ chức đào tạo quản trị mạng cho công chức thực hiện việc TN & TKQ; đổi mới chương trình và cách thức tập huấn, hướng dẫn đội ngũ CB, CC trong quá trình sử dụng tin học (ngoài nội dung chương trình tin học cơ bản, công chức thuộc lĩnh vực chuyên môn nào chỉ phải học chuyên sâu về các phần mềm ứng dụng của công việc đó để áp dụng cho công việc đạt kết quả, như vậy sẽ phù hợp với khả năng, trình độ của công chức, hạn chế được việc mất thời gian, chi phí học tập, nâng cao được khả năng ứng dụng trên thực tế.

+ Thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch thủ tục hành chính trên

tất cả các lĩnh vực tại trụ sở cơ quan hành chính, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử; xây dựng và công khai quy trình xử lý, giải quyết công việc hành chính, thủ tục hành chính để tổ chức, công dân, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát.

+ Chính phủ cần tổng kết đánh giá việc ứng dụng các phần mềm CNTT tại UBND cấp phường, xác định phần mềm nào phù hợp, có hiệu quả khi giải quyết công việc cho UBND cấp phường, để xây dựng phần mềm ứng dụng chung cho cả nước đáp ứng nội dung và yêu cầu của CCTTHC, tránh tình trạng hiện nay mỗi đơn vị hành chính tự xây dựng thiết kế phần mềm cho riêng mình, vừa tốn kém, vừa không đồng bộ.

Một phần của tài liệu Tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại từ thực tiễn các phường thuộc thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(159 trang)
w