CCCX tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Để nghiên cứu và làm cơ sở đánh giá, tác giả đã tiến hành quan sát, phỏng vấn sâu một số đối tượng cũng như thiết kế phiếu khảo sát nhằm thu thập những thông tin cần thiết. Thời gian thu thập thông tin từ phỏng vấn sâu và bảng khảo sát là từ tháng 07/2020 đến 09/2020. Chi tiết về điều tra xã hội học:
-Số phiếu phát ra: 143 phiếu, số phiếu thu về: 143 phiếu
- Số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu, số phiếu hợp lệ: 143/143 phiếu (100%) Trước hết, tác giả đã khảo sát quan điểm của CCCX về tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc, kết quả thu được thể hiện tại biểu đồ 2.1:
4.2%
Rất quan trọng 78.3%
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của CCCX về tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2)
Qua biểu đồ, có đến 78.3% công chức cho rằng việc tạo động lực làm việc là “Rất quan trọng”,17.5% công chức cảm thấy “Quan trọng”, chỉ 4.2% đánh giá “Bình thường” và không có đánh giá “Ít quan trọng” trở xuống. Như vậy, đội ngũ CCCX đánh giá rất cao tầm quan trọng của công tác tạo động lực làm việc hiện nay. Sau khi xử lý kết quả khảo sát, tác giả đã có cái nhìn chi tiết hơn về thực trạng tạo động lực làm việc cho CCCX trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cụ thể ở từng nhóm chính sách như sau:
2.3.1. Nhóm chính sách tác động lên yếu tố duy trì động lực làm việc
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tiền lương được xem là nhân tố hàng đầu đem đến nguy cơ “chảy máu chất xám” ở khu vực công. Vì lẽ đó, đây cũng được xem là một bài toán lớn cho ngân sách trong việc cân đối để đảm bảo vừa giữ chân được nhân tài, vừa đảm bảo khả năng chi trả của Nhà nước.
Hiện nay, chính sách tiền lương và các đãi ngộ đối với CCCX được tính theo công thức: Lương cơ sở * hệ số + phụ cấp. Trong đó:
-Lương cơ sở: được xác định theo hướng tiếp cận dần mức sống tối thiểu, luôn điều chỉnh bù đắp được tiền lương theo chỉ số giá sinh hoạt và mức tăng trưởng kinh tế. Từ tháng 12/1993 đến năm nay, mức lương này đã điều chỉnh 16 lần (từ 120.000 đồng lên 1.490.000 đồng), tăng 12,42 lần để cơ bản bảo đảm được mức sống ngày càng tăng cao của nền kinh tế. [2]
- Hệ số: CCCX tốt nghiệp trình độ từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn
của chức danh đảm nhiệm, được xếp lương như công chức hành chính tại bảng lương số 02 và số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; những người hiện đang đảm nhiệm chức danh CCCX quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì hưởng lương bằng 1,18 lần so với mức lương tối thiểu chung;
- Phụ cấp: Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống phụ cấp lương tương đối hoàn chỉnh với trên 20 loại phụ cấp khác nhau theo yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp đặc biệt của công việc, điều kiện sinh hoạt khó khăn và mức độ thu hút lao động vào các ngành, nghề, vùng, miền,... góp phần bù đắp đáng kể (khoảng 25% - 35%) tiền lương cho CBCCVC.
“Ngoài công việc chính mà Ông/Bà đang đảm nhận tại cơ quan, Ông/Bà có
làm thêm công việc hay ngành/nghề nào khác để có thêm thu nhập không?” là câu
hỏi được tác giả dùng để tìm hiểu về các nguồn thu nhập của đội ngũ CCCX huyện Duy Xuyên. Theo đó, với câu hỏi này có tới 44.8% công chức (64/143 phiếu) trả lời bản thân có làm thêm công việc khác để kiếm thêm thu nhập, các công việc được làm thêm chủ yếu là kinh doanh tại gia, bán hàng online, 55.2% công chức
còn lại (79/143 phiếu) ngoài công việc chính tại cơ quan, không làm thêm công việc nào khác.
Khi khảo sát quan điểm của CCCX về chính sách tiền lương và các đãi ngộ hiện nay, căn cứ vào nội dung khảo sát, quy ước từ I đến V tương ứng với:
I: Rất quan trọng, Rất hài lòng => V: Không quan trọng, Không hài
lòng
Tổng hợp kết quả, tác giả thấy được mối liên hệ trong đánh giá của công chức giữa mức độ tác động và mức độ hài lòng về chính sách tiền lương và các đãi ngộ đối với việc tạo động lực làm việc qua biểu đồ 2.6 như sau:
Chính sách tiền lương và các đãi ngộ
I - Rất quan trọng Rất hài lòng II - Quan trọng Hài lòng III - Bình thường IV - Ít quan trọng Ít hài lòng V - Không quan trọng Không hài lòng (Đơn vị: người)
Biểu đồ 2.6. Mức độ tác động và mức độ hài lòng của CCCX đối với chính sách tiền lương và các đãi ngộ trong tạo động lực làm việc
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2)
Phân tích kết quả thu được: 82.5% công chức nhận thấy chính sách tiền lương có tác động “Rất quan trọng”, 17.5% công chức cho rằng “Quan trọng”, không có công chức đánh giá từ “Bình thường” trở xuống, điều đó cho thấy chính sách tiền lương và các đãi ngộ là một nội dung vô cùng quan trọng và cần
thiết trong tạo động lực làm việc tích cực và hiệu quả. Thế nhưng, khi khảo sát về mức độ hài lòng đối với chính sách này, kết quả cho thấy chỉ có khoảng 51% công chức đánh giá từ “Hài lòng” trở lên, trong số đó có 15.4% công chức “Rất hài lòng”; còn lại đều ở mức độ từ “Bình thường” trở xuống, đáng chú ý là có đến 16% công chức “Ít hài lòng” và 7% là “Không hài lòng”.
40
Kết quả khảo sát đã thể hiện được một thực trạng rằng chính sách tiền lương và các đãi ngộ hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như kỳ vọng của công chức, chưa thực sự tác động hiệu quả đến việc tạo động lực làm việc tích cực cho công chức. Mặc dù từ kết quả khảo sát, có thể thấy rằng công chức rất quan tâm và mong đợi đối với việc tạo động lực làm việc thông qua chính sách tiền lương và các đãi ngộ, họ đánh giá đây là một nội dung rất quan trọng trong việc tạo động lực làm việc, thế nhưng thực tế nền hành chính hiện nay thì chính sách này vẫn còn là một bài toán lớn đối với Nhà nước ta.
2.3.1.2. Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc công sở
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất đủ đầy hơn nên công chức càng có nhu cầu cao hơn trong việc tiếp cận các trang thiết bị hiện đại phục vụ công việc. Môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sức mạnh tinh thần của mỗi công chức. Một nơi làm việc thân thiện, không khí vui tươi, mọi người gần gũi, quan tâm chia sẻ lẫn nhau dễ tạo tâm lý thoải mái, hứng khởi để bắt đầu công việc một cách chủ động, phát huy sáng tạo. Như vậy, hiệu quả làm việc không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào trình độ của công chức đó mà còn phục thuộc không nhỏ vào điều kiện làm việc ở công sở.
Nhận thức được tầm quan trọng này, UBND huyện Duy Xuyên đã ban hành và triển khai thực hiện trên diện rộng Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước huyện Duy Xuyên năm 2019. Sau hơn một năm áp dụng tại các địa phương đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, quá trình trao đổi thông tin, công việc giữa các cơ quan, đơn vị được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
41
Chính sách đảm bảo điều kiện làm việc công sở I - Rất quan trọng Rất hài lòng II - Quan trọng Hài lòng III - Bình thường IV - Ít quan trọng Ít hài lòng V - Không quan trọng Không hài lòng (Đơn vị: người)
Biểu đồ 2.7. Mức độ tác động và mức độ hài lòng của CCCX đối với chính sách đảm bảo điều kiện làm việc công sở trong tạo động lực làm việc
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2)
Trong số 143 công chức được khảo sát, hơn 95% (136/143) công chức đánh giá từ “Quan trọng” trở lên, chỉ khoảng 5% công chức đánh giá “Bình thường”, không có công chức đánh giá từ “Ít quan trọng” trở xuống. Trong khi đó, khi khảo sát về mức độ hài lòng, kết quả lại cho thấy một thực trạng khác: chỉ khoảng 60% công chức cảm thấy “Hài lòng” trở lên, còn lại có đến 40% công chức đánh giá “Bình thường” trở xuống, trong đó đáng chú ý là 19.5% công chức “Ít hài lòng” và 3.5% công chức “Không hài lòng”.
Cùng với việc cải thiện môi và đầu tư trang thiết bị hiện đại, để đáp ứng nhu cầu giải quyết công việc ngày càng thuận tiện và nhanh chóng, UBND các xã, thị trấn đã ứng dụng cổng thông tin điện tử và các phần mềm chuyên ngành hỗ trợ xử lý công việc (Phần mềm kế toán tài chính, phần mềm về đăng ký quản lý hộ tịch, phần mềm về quản lý hộ nghèo tại 14 xã, thị trấn…). Việc áp dụng hệ
phí văn phòng, giảm bớt việc phát hành văn bản bằng giấy như trước đây, dần tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại.
2.3.1.3. Chính sách xây dựng văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo Văn hóa công sở ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong xây dựng
42
và phát triển tổ chức công bởi nó ảnh hưởng trực tiếp không chỉ tới hiệu quả công việc mà còn tới cuộc sống của các thành viên trong đó.
Phong cách lãnh đạo, quản lý cũng là nhân tố hình thành nên một khối thống nhất trong đội ngũ công chức toàn công sở, thúc đẩy trong họ động lực làm việc tích cực vì mục tiêu phát triển chung. Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, nắm bắt kịp thời những nhu cầu cá nhân trong công việc của từng người để động viên và khai thác những khả năng tiềm ẩn trong mỗi người, huy động được toàn bộ sức mạnh của tập thể.
Khảo sát quan điểm của CCCX về mức độ tác động cũng như mức độ hài lòng đối với chính sách này, kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ 2.8 sau đây:
Chính sách xây dựng văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo, quản lý I - Rất quan trọng Rất hài lòng II - Quan trọng Hài lòng III - Bình thường IV - Ít quan trọng Ít hài lòng V - Không quan trọng Không hài lòng (Đơn vị: người)
Biểu đồ 2.8. Mức độ tác động và mức độ hài lòng của CCCX đối với chính sách xây dựng văn hóa công sở và phong cách lãnh đạo, quản lý
(Nguồn: Tổng hợp từ Phụ lục 2)
được hỏi thêm về mức độ hài lòng đối với chính sách này, có đến 30.8% công chức “Rất hài lòng” và 45.4% công chức “Hài lòng”, còn lại 14% công chức cho rằng “Bình thường”, 9.8% công chức “Ít hài lòng”, không có công chức “Không hài lòng”. Qua đó thấy được hiện nay, các các địa phương đã bước đầu thành công
43
trong việc xây dựng văn hóa công sở cơ quan giàu giá trị tốt đẹp, điểm cộng với đó là nhà quản lý đã khẳng định được phong cách lãnh đạo mà mình áp dụng là hợp lý và hợp lòng nhân viên.
2.3.2. Nhóm chính sách tác động lên yếu tố thúc đẩy động lực làm việc
Trước khi đi sâu vào nghiên cứu cụ thể từng chính sách thuộc nhóm này, tác giả đã khảo sát chung đội ngũ CCCX với câu hỏi: “Những công việc mà hiện tại Ông/Bà đang đảm nhiệm, theo Ông/Bà có thực sự phù hợp với năng lực của mình?”, tác giả thu được kết quả tại bảng 2.3:
Bảng 2.3: Sự phù hợp giữa năng lực của công chức với công việc
STT Nội dung
1 Công việc nhẹ nhàng, đơn giản, yêu cầu thấp hơn so với năng lực
2 Công việc vừa phải, phù hợp với năng lực 3 Công việc yêu cầu cao nhưng nếu nỗ lực vẫn có
thể đáp ứng được
4 Công việc yêu cầu quá cao so với năng lực, không thể đáp ứng được
Kết quả cho thấy hiện tại công việc mà công chức đang đảm nhận tại cơ quan hầu hết nằm trong khả năng kiểm soát được việc của mình: 51% công chức cho rằng “Công việc yêu cầu cao nhưng nếu nỗ lực vẫn có thể đáp ứng được”, 30.8% công chức cảm thấy “Công việc vừa phải, phù hợp với năng lực”. Chỉ có khoảng 10.5% công chức cho rằng “Công việc nhẹ nhàng, đơn giản, yêu cầu thấp hơn so với năng lực”, còn lại 7.7% cảm thấy “Công việc yêu cầu quá cao so với năng lực, không thể đáp ứng được”.
Đối với từng chính sách thuộc nhóm tác động lên yếu tố thúc đẩy động lực làm việc, nghiên cứu thực trạng thực thi từng loại, kết quả thu được cụ thể:
2.3.2.1. Chính sách tuyển chọn và bố trí, sử dụng công chức
Về chính sách tuyển dụng công chức: Nhận thức được công tác tuyển dụng là khâu đầu tiên, đóng vai trò quyết định đến chất lượng CBCC, gần đây nhất là
đợt tuyển dụng CCCX huyện Duy Xuyên năm 2014 với hàng loạt các văn bản được ban hành nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển dụng. Kết quả cho thấy:
-Trình tự, thủ tục tuyển dụng CCCX năm 2014 được thực hiện đúng theo Quy chế tổ chức tuyển dụng ban hành kèm theo Quyết định 21.
- Năm 2014, UBND huyện Duy Xuyên đã tổ chức tuyển dụng CCCX cho 12
xã trên địa bàn huyện, trong đó tổ chức thi tuyển đối với 08 xã (Duy Thu, Duy Phú, Duy Tân, Duy Hòa, Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Trung, Duy Phước); tổ chức sát hạch xét tuyển đối với 04 xã bãi ngang ven biển (Duy Thành, Duy Vinh, Duy Nghĩa, Duy Hải).
Kết quả tuyển dụng cụ thể được thể hiện tại bảng 2.4:
Bảng 2.4: Thống kê kết quả tuyển dụng CCCX năm 2014
Thi tuyển (08 xã) Xét tuyển
(04 xã)
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 197/BC-UBND ngày 04/12/2017 của UBND huyện Duy Xuyên về việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý
công chức, viên chức)
Về chính sách thu hút và bố trí, sử dụng công chức: Năm 2011, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Đề án 500 về thu hút sinh viên tốt nghiệp Đại học và sau Đại học về làm việc tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014-2020 kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày 28/7/2011. Theo đó, những công chức thuộc diện này sẽ được hỗ trợ miễn phí tiền sinh hoạt, học phí và mỗi tháng nhận được số tiền trợ cấp là 02 triệu đồng.
45
viên và gửi về UBND huyện thẩm định, tổ chức sơ tuyển nhằm tạo thuận lợi cho việc bố trí các ứng viên sau khi kết thúc khóa học về công tác tại địa phương.
Theo đó, kết quả tuyển chọn, bố trí cán bộ được đào tạo theo Đề án 500 mà huyện đã gặt hái được qua các năm đều là những thành tựu đáng ghi nhận:
- Qua 03 khóa, đến năm 2016 UBND huyện tuyển chọn được 43 học viên thuộc Đề án 500 (khóa I: 06 học viên, khóa II: 21 học viên, khóa III: 16 học viên, trong đó 13 xã: 03 học viên/xã và thị trấn Nam Phước 04 học viên).
+ Về trình độ chuyên môn: Đại học 43/43, đạt 100%.
+ Về giới tính: Nữ: 19 người (đạt 44,18%); Nam: 24 người (đạt 55,82%).
+ Xếp loại học tập: Giỏi: 01 (đạt 2,33%); Khá: 27 (đạt 62,79%); Trung bình
khá: 12 (đạt 27,91%); Trung bình: 03 (đạt 6,98%).
+ Đảng viên: 10 người; con thương binh: 07 người.
Nhìn chung, các học viên Đề án 500 được tuyển chọn cơ bản đáp ứng