Làm dịu đối phương là việc lựa chọn những suy nghĩ mang hướng tích cực hơn về những người có quan điểm đối lập với mình trong một cuộc xung đột, từ đó có những cử chỉ, lời nói mang tính động viên, khích lệ nhằm làm giảm những cảm xúc tiêu cực của đối phương và giúp họ bình tĩnh hơn.
Khả năng kiềm chế và điều chỉnh những cảm xúc của bản thân có mối liên hệ tương trợ đối với việc làm dịu đối phương. Việc vận dụng những kỹ năng và chiến lược điều tiết cảm xúc có thể hỗ trợ rất nhiều đối với việc làm dịu đối phương trong các cuộc xung đột. Chẳng hạn như các kỹ năng điều tiết cảm xúc như nhận thức bằng lý trí hay kỹ năng đánh giá lại nhận thức có thể giúp ta có những quan điểm tốt hơn về đối phương, chiến lược điều tiết cảm xúc bằng ngôn từ giúp điều chỉnh những lời nói từ tiêu cực thành tích cực dành cho đối phương...
Vậy tại sao phải xoa dịu đối phương? Như Woodrow Wilson đã nhận định: “Nếu bạn đưa hai quả đấm ra với tôi thì tôi lập tức giương hai quả đấm đáp lại bạn. Nhưng nếu bạn đến gặp tôi và nói “chúng ta hãy ngồi xuống nói chuyện. Nếu như ý kiến chúng ta khác nhau thì khác như thế nào và tại sao, đây chính là những điểm cần thảo luận. Lúc đó, ta sẽ thấy mọi người không quá cách xa nhau như đã tưởng. Những điểm bất đồng rất ít, còn những điểm đồng thuận lại rất nhiều. Chỉ cần kiên nhẫn và chân thành
một chút, chúng ta sẽ dễ dàng đi đến chỗ hòa hợp.”.46 Như vậy, nếu ta có thể dùng sự
cảm thông, lòng trắc ẩn thể hiện qua những lời nói và hành động mang tính khích lệ,
46 Lê Ngọc, 12 cách hướng dẫn người khác suy nghĩ theo bạn, tham khảo trực tuyến tại: [https://www.vietnamteambuilding.net/12 cach huong dan nguoi khac suy nghi theo ban] (truy cập ngày - - - - - - - - - 17/05/2021).
tích cực, nhẹ nhàng dành cho đối phương nhằm làm dịu họ, ta sẽ đạt được rất nhiều lợi ích hơn so với việc nổi nóng và trút giận.
Những lợi ích từ việc làm dịu đối phương có thể kể đến như: - Có thể dễ dàng hướng đối phương nghe theo quan điểm của mình.
- Có một cuộc đối thoại mà cả hai bên đều có cơ hội để trao đổi, thay vì chẳng ai nghe ai nói.
- Có thể lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, mong muốn của đối phương nhằm đưa ra một giải pháp mà các bên đều đồng thuận.
- Chứng tỏ bản thân là một người bình tĩnh, khôn ngoan, có thể đưa ra được những giải pháp hợp tình hợp lý.
Những cách thức có thể giúp làm dịu đối phương như: - Tôn trọng ý kiến của người khác.
- Đặt mình vào hoàn cảnh người khác.
- Cảm thông với những mong muốn của đối phương. - Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng.
Ví dụ: A và đồng nghiệp đang có những tranh luận nảy lửa do bất đồng ý kiến. A thấy ý kiến của đồng nghiệp đó không phù hợp, thiếu tính thực tế, tuy nhiên A muốn tránh dùng những ngôn ngữ chê bai tệ hại gây căng thẳng và cảm xúc tiêu cực. Lúc đó, A đã lựa chọn cách trao đổi dễ nghe hơn như: “Ý kiến này không tệ chút nào. Mình thích
ý tưởng của bạn ở điểm này…, tuy nhiên điều này chưa phù hợp lắm thì phải”. Ở góc
độ tán thành và lời khuyên tích cực thì chắc chắn sẽ dễ dàng thương lượng và tránh những tranh cãi không đáng có. Thay đổi từ ngữ khi giao tiếp dễ chịu hơn, hòa nhã hơn sẽ giúp ta kiểm soát được những tình huống giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
Đặt mình vào vị thế của đối phương và chấp nhận những điều đúng đắn trong quan điểm của đối phương sẽ khiến họ cảm thấy được tôn trọng. Ngoài ra, bằng việc
nắm rõ hoàn cảnh, tâm lý của đối phương, ta có thể đưa ra những giải pháp xử lý xung đột mà có lợi cho cả hai, đem lại tình thế thắng - thắng chứ không nhất thiết chỉ có một bên thắng và bên còn lại phải chịu thua. Điều này cũng là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh, vì việc hợp tác trong kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Kết luận Chương 2
Như vậy, quản lý xung đột và kiềm chế cảm xúc, làm dịu đối phương là hai kỹ năng cần thiết đối với nhà quản trị nói chung và đối với từng cá nhân nói riêng. Trong đó, kiềm chế cảm xúc, làm dịu đối phương là một trong những quá trình của quản lý xung đột. Một xã hội, một tổ chức muốn phát triển tất yếu cần tồn tại những xung đột được giữ ở trạng thái cân bằng, tạo động lực thúc đẩy sự đi lên của tổ chức. Muốn đạt được điều này, nhà quản trị cần nắm vững nguyên nhân phát sinh, bản chất và đưa ra hướng giải quyết phù hợp với đặc điểm của từng loại xung đột. Đồng thời, sự phối hợp của cá nhân bên trong nội bộ xung đột trong việc kiểm soát, điều khiển cảm xúc cá nhân cũng quan trọng không kém. Do đó, một cá nhân muốn củng cố, phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh thì cần rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc cá nhân và để tiến xa hơn nữa thì kỹ năng quản trị xung đột cũng là một loại kỹ năng rất quan trọng đối với mỗi người.
Với nỗ lực của từng thành viên, nhóm 2 đã hoàn thành đề tài về “Quản lý xung đột” và “Kiềm chế cảm xúc, làm dịu đối phương” trong khoảng thời gian một tuần. Nhóm hy vọng sau những nghiên cứu tài liệu này sẽ giúp cho từng thành viên của nhóm cũng như lớp sinh viên 97-CLC43(QTL_B) hiểu được bản chất của vấn đề xung đột và có rút ra được những cách để quản lý xung đột trong tổ chức của mình. Trong một thời gian ngắn, mặc dù nhóm đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm mong thầy và các bạn góp ý điều chỉnh để đề tài trở nên hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO