2.3.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Salmam Ahmad và cộng sự (2012) nghiên cứu về các NHTM trong nước Pakistan giai đoạn 2001 - 2010 để xác định các yếu tố nội tại của ngân hàng được coi là yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng bằng phân tích hồi quy dữ liệu bảng. ROA là biến độc lập được đo lường qua các biến phụ thuộc bao gồm tỷ lệ chi phí trên thu nhập, thanh khoản, chi phí dự phòng trên tổng dư nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu thể hiện tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí dự phòng trên tổng dư nợ có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, riêng thanh khoản có liên quan nghịch với lợi nhuận trên tài sản, nhưng nó không có ý nghĩa thống kê.
Ani, Ugwunta & Ugwuanyi (2012) thực hiện 147 quan sát trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2010 của 15 ngân hàng để nghiên cứu những yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng tại Nigeria. Nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS kèm các dữ liệu dạng bảng được hồi quy nhiều lần để ước tính các hệ số. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập trung tăng tài sản (hay vốn chủ sở hữu) chưa phải là phương pháp tối ưu để gia tăng khả năng sinh lời cho các ngân hàng. Họ cho rằng việc gia tăng tỉ lệ nguồn vốn - tài sản, cùng với các khoản vay và khoản ứng trước đều đóng góp mạnh mẽ tới khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tóm lại, quy mô của ngân hàng, vốn chủ sỡ hữu và tài sản của ngân hàng là các yếu tố tiên quyết cho khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Nigeria.
Duraj & Moci (2015) thực hiện các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng tại Albania, với các chỉ số ROE và ROA ở mức cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Tây Balkan. Bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố vi mô như vốn điều lệ, giá trị tài sản, quy mô của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tác động tích cực và ở mức đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng tư nhân tại Albania. Ngược lại, tỉ lệ
lạm phát là nguyên nhân chính gây ra các hiệu ứng tiêu cực đến khả năng lợi của ngân hàng thuơng mại. Sau cùng, tác giả khuyến cáo các ngân hàng nên tập trung phân tích các chỉ số tài chính vĩ mô, từ đó đua ra các dự đoán về khả năng sinh lời cũng nhu các rủi ro có thể dự đoán đuợc trong tuơng lai.
Nghiên cứu của Alhassan, Tetteh & Brobbey (2016) đã xem xét các yếu tố vĩ mô tác động lên lợi nhuận của các ngân hàng ở Ghana. Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc thị truờng, mức độ hiệu quả, mức độ tăng truởng GDP đều ảnh huởng tích cực cho các chỉ số ROA, ROE và NIM của các ngân hàng thuơng mại tại Ghana. Nguợc lại các yếu tố nhu rủi ro thị truờng hay lạm phát tác động tiêu cực đến cho hoạt động của ngân hàng. Bài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nợ so với GDP gây ảnh huởng nguợc chiều và đáng kể đến các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tác giả Regehr & Sengupta (2016) lại đặt ra câu hỏi rằng liệu mối tuơng quan giữa quy mô của ngân hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM có thay đổi hay không. Nhóm tác giả sử dụng khoảng thời gian khủng hoảng tài chính 2007 - 2009 và chia thành ba nhóm ngân hàng nhỏ, vừa và lớn để đánh giá mức tuơng quan giữa quy mô và lợi nhuận. Truớc khủng hoảng, các NHTM vừa và nhỏ với khối tài sản khiêm tốn sẽ khó cạnh tranh đuợc với các ngân hàng lớn hơn. Tuy nhiên sau khủng hoảng, các ngân hàng đối mặt các loại chi phí mới, kèm với các quy định phức tạp và chặt chẽ, từ đó tạo điều kiện để các NHTM vừa và nhỏ tăng truởng lợi nhuận. Cuối cùng, Regehr & Sengupta kết luận rằng quy mô ngân hàng truớc và sau khủng hoảng đều tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của NHTM. Cùng với đó là tác động nghịch của tỷ lệ nợ so với GDP lên ROA và ROE, dù mức độ tác động không lớn.
2.3.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nuớc về các yếu tố tác động tới khả năng sinh lời của các NHTM đã và đang đuợc nhiều sự quan tâm của tác giả. Gần đây, nhiều tác giả quan tâm tới vấn đề này đã sử dụng nghiên cứu định luợng cho việc nghiên cứu thông qua những phuơng pháp và mô hình.
Mạnh Hà (2015) nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh huởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh huởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu đuợc thu thập từ báo cáo tài chính của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013. Áp dụng phuơng pháp nghiên cứu cho dữ liệu bảng uớc luợng SGMM (system generalized method of moment), khả năng sinh lời của ngân hàng kết quả cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ du nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều có tuơng quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tuơng quan nghịch đến khả năng sinh lời. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng truởng kinh tế đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
Võ Phương Diễm (2016) nghiên cứu về các yếu tố ảnh huởng đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thuơng mại Việt Nam, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đuợc thu nhập từ các báo cáo tài chính của 22 Ngân hàng trên mẫu dữ liệu bảng trong giai đoạn 2008 - 2015. Luận văn đuợc thực hiện dựa trên việc kết hợp cả bằng phuơng pháp định tính và phuơng pháp định luợng. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động có tác động nguợc chiều và mạnh nhất đến ROA (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu), tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động nguợc chiều đến ROE nhung có tác động cùng chiều đến ROA, tỷ lệ du nợ cho vay tác động cùng chiều đến ROA và ROE, tỷ lệ thanh khoản và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến ROE nhung không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng với tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản và mức độ phát triển của ngân hàng có tác động nguợc chiều và nhỏ nhất đến ROA, ROE
Nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2016) về yếu tố tác động đến tăng truởng tín dụng của Ngân hàng thuơng mại Việt Nam sử dụng các biến độc lập đuợc chia ra
làm 2 nhóm chính, các biến nội bộ liên quan đến ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô như lãi suất, tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) cùng hệ số phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả kết luận tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Ngược lại, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP, tỉ lệ thanh khoản thể hiện mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Sau cùng, tác giả đưa ra các đề xuất để cải thiện khả năng kinh doanh của NHTM tại Việt Nam.
Gần đây hơn, Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) nghiên cứu về các yếu tố đặc trưng xác định khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình hồi quy nhằm nhận diện các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến ROA và ROE của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 -2015. Kết quả cho thấy, cho vay trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay, chi phí trả lãi trên nợ phải trả và thu nhập phi lãi trên tài sản ảnh hưởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó, nợ xấu, chi phí hoạt động trên thu nhập có tương quan nghịch với khả năng sinh lời. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của các biến đại diện cho quản trị rủi ro thanh khoản, cấu trúc nguồn vốn, kiểm soát chi phí và qui mô.
Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu trong nước đều sử dụng chỉ số ROA và ROE cho việc đo lường khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và đa số điều sử dụng dữ liệu bảng để xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM. Chỉ số khả năng sinh lời chịu tác động bởi hai yếu tố vi mô và vĩ mô. Trong các bài nghiên cứu trên, yếu tố vi mô tác động đến khả năng sinh lời bao gồm vốn hóa, chi phí hoạt động, dư nợ cho vay, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. Yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của NHTM gồm tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát.
Hướng nghiên cứu chính là xác định các yếu tố tác động khả năng sinh lời của các NHTMCP qua phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy dữ liệu
bảng theo dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2018. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra các gợi ý chính sách, khuyến nghị để góp phần cải thiện khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam định hướng đến năm 2030. Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố nội tại ngân hàng về quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ khoản cho vay khách hàng, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và các nhân tố bên ngoài gồm lạm phát và tốc độ tăng trưởng. Trong mối tương quan với các nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng giải thích cụ thể hơn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam đồng thời đưa ra vấn đề mới khi xem xét mức độ ảnh hưởng để đưa ra các gợi ý chính sách nhằm cải thiện hơn nữa khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bay cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nước ngoài và một số tác giả trong nước. Để thực hiện việc phân tích và kiểm định ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam. Trong chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình của bài nghiên cứu được dựa trên mô hình nghiên cứu của tác giả Owoputi, J. A. (2014), với phương pháp mô hình tác động ngẫu nhiên, mô hình kiểm định Hausman. Trong nghiên cứu của tác giả, tác giả chọn tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) làm biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Tác giả còn sử dụng các biến độc lập bao gồm các biến vi mô là: tỷ lệ vốn chủ sở hữu (RC), tỷ lệ khoản cho vay khách hàng (BL), tính thanh khoản (LIQ), quy mô ngân hàng (SIZE), rủi ro tín dụng (PRCF), tỷ lệ chi phí hoạt động (OETA) và các biến vĩ mô là lạm phát (IR), tốc độ tăng trưởng GDP (GDP). Dữ liệu được tác giả thu thập và kiểm định theo mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa từ nghiên cứu trên, trong bài nghiên cứu này, tác giả sẽ thực hiện kiểm định mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng cân bằng với nhiều biến vi mô và vĩ mô hơn đồng thời thực hiện việc lựa chọn giữa các mô hình Pooled OLS, REM, FEM để tăng tính chính xác cho mô hình.
Y = OC + β1x1 + β 2 x2 + β 3 x3 + β4χ4.+ β 5 x 5 + β6X6 + β
7x7+ β8x8+ εt
Trong đó:
Y : ROA hoặc ROE
OC : Hằng số
X1 : Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (RC)
X2 : Tỷ lệ khoản chovay khách hàng (BL) X3 : Tỷ lệ thanh khoản (LIQ)
X5 : Tỷ lệ chi phí hoạt động (OETA) X6 : Rủi ro tín dụng (PRCF)
X7 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) X8 : Lạm phát (CPI)
εt : Sai số
3.2.2. Giải thích và kì vọng dấu của các biến trong mô hình nghiên cứu
3.2.1. Biến phụ thuộc
Các bài nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTM thường sử dụng các biến như ROA, ROE, ROI hay NIM. Tác giả quyết định sử dụng biến là ROA và ROE để phân tích các biến độc lập, từ đó đưa ra các kết luận về từng biến có tác động như thế nào đối với tỷ suất sinh lời của các ngân hàng tại Việt Nam.
3.2.2. Biến độc lập
❖ Tỉ lệ vốn chủ sở hữu (RC)
RC _ Tổng vốn chủ sở hữu1 MMn/
=----L .' , ----x 100%
Tong tài sản
Vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng hoạt động của ngân hàng, cho thấy tiềm lực tài chính của ngân hàng đó. Vì vậy, việc quản lí vốn chủ sở hữu như thế nào là mục tiêu quan trọng nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao nhất. Có thể thấy rằng, khi tỉ lệ vốn của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm, như vậy tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể gia tăng. Nói tóm lại, kì vọng về tác động cùng chiều giữa tỉ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của NHTM cũng được tác giả xét tới, dựa trên các bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
❖ Tỉ lệ khoản cho vay (BL)
BL _ Tổng khoản cho vay khách hàngTông tài sản x 100%
Lượng tiền mà ngân hàng huy động được xem như là nguồn tài trợ chính cho NHTM. Sau đó, ngân hàng sẽ đem lượng tiền này để cho vay khách hàng. Tùy vào mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác nhau, nguồn lợi nhuận từ lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ khác nhau. Tựu chung lại, khi tổng khoản vay khách hàng càng nhiều và càng đa dạng, thì nguồn thu nhập của ngân hàng đến từ các khoản cho vay càng tăng. Tác giả kì vọng yếu tố này tác động cùng chiều của đến tỷ suất sinh lời của NHTM tại Việt Nam.
❖ Tính thanh khoản (LIQ) Công thức tính thanh khoản như sau:
LIQ = Tiền và các khoản tương đương tiềnTông tài sản x 100%
Với đặc thù là tổ chức tài chính hoạt động liên quan tiền về vác khoản tương đương tiền, công thức LIQ cho thấy nếu tỉ số càng cao, mức độ thanh khoản càng lớn, doanh thu mà ngân hàng thu về càng gia tăng. Tuy nhiên, các khoản tiền và tương đương tiền được xem như một loại tài sản sinh lời thấp, cộng với việc nếu muốn duy trì mức độ thanh khoản cao, các ngân hàng thường phải tốn thêm một lượng chi phí nhất định để duy trì tỉ lệ này. Vì vậy, tác giả kì vọng tác động ngược chiều của tính thanh khoản so với tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
❖ Quy mô ngân hàng (SIZE)
SIZE = Logarit của tổng tài sản
Logarit của tổng tài sản là công thức được tác giả sử dụng để đánh giá về biến quy mô của ngân hàng. Trong hầu hết các lý thuyết về tài chính thì tài sản của ngân hàng được xem là đại lượng để đo lường quy mô ngân hàng. Quy mô tài sản càng lớn thì ngân hàng đạt được khả năng sinh lời cao hơn do lợi thế về quy mô, nó có nghĩa là sự cao hơn về số lượng sản phẩn, đa dạng hình thức cho vay hơn những
ngân hàng nhỏ giúp ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh