❖ Tỉ lệ vốn chủ sở hữu (RC)
RC _ Tổng vốn chủ sở hữu1 MMn/
=----L .' , ----x 100%
Tong tài sản
Vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng hoạt động của ngân hàng, cho thấy tiềm lực tài chính của ngân hàng đó. Vì vậy, việc quản lí vốn chủ sở hữu như thế nào là mục tiêu quan trọng nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao nhất. Có thể thấy rằng, khi tỉ lệ vốn của ngân hàng càng cao, chi phí sử dụng vốn của ngân hàng càng giảm, như vậy tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể gia tăng. Nói tóm lại, kì vọng về tác động cùng chiều giữa tỉ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của NHTM cũng được tác giả xét tới, dựa trên các bài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
❖ Tỉ lệ khoản cho vay (BL)
BL _ Tổng khoản cho vay khách hàngTông tài sản x 100%
Lượng tiền mà ngân hàng huy động được xem như là nguồn tài trợ chính cho NHTM. Sau đó, ngân hàng sẽ đem lượng tiền này để cho vay khách hàng. Tùy vào mỗi ngân hàng có mức lãi suất khác nhau, nguồn lợi nhuận từ lãi suất cho vay của các ngân hàng sẽ khác nhau. Tựu chung lại, khi tổng khoản vay khách hàng càng nhiều và càng đa dạng, thì nguồn thu nhập của ngân hàng đến từ các khoản cho vay càng tăng. Tác giả kì vọng yếu tố này tác động cùng chiều của đến tỷ suất sinh lời của NHTM tại Việt Nam.
❖ Tính thanh khoản (LIQ) Công thức tính thanh khoản như sau:
LIQ = Tiền và các khoản tương đương tiềnTông tài sản x 100%
Với đặc thù là tổ chức tài chính hoạt động liên quan tiền về vác khoản tương đương tiền, công thức LIQ cho thấy nếu tỉ số càng cao, mức độ thanh khoản càng lớn, doanh thu mà ngân hàng thu về càng gia tăng. Tuy nhiên, các khoản tiền và tương đương tiền được xem như một loại tài sản sinh lời thấp, cộng với việc nếu muốn duy trì mức độ thanh khoản cao, các ngân hàng thường phải tốn thêm một lượng chi phí nhất định để duy trì tỉ lệ này. Vì vậy, tác giả kì vọng tác động ngược chiều của tính thanh khoản so với tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
❖ Quy mô ngân hàng (SIZE)
SIZE = Logarit của tổng tài sản
Logarit của tổng tài sản là công thức được tác giả sử dụng để đánh giá về biến quy mô của ngân hàng. Trong hầu hết các lý thuyết về tài chính thì tài sản của ngân hàng được xem là đại lượng để đo lường quy mô ngân hàng. Quy mô tài sản càng lớn thì ngân hàng đạt được khả năng sinh lời cao hơn do lợi thế về quy mô, nó có nghĩa là sự cao hơn về số lượng sản phẩn, đa dạng hình thức cho vay hơn những
ngân hàng nhỏ giúp ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và dễ dàng huy động tiền gửi với chi phí thấp từ khách hàng. Tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng lớn thường được xem là có lợi thế lớn hơn trong kinh doanh so với các ngân hàng có quy mô vừa và bé. Với mức độ quy mô lớn, sở hữu lượng nhân viên hùng hậu và nguồn vốn lớn, các ngân hàng lớn có thể triển khai các chương trình một cách rầm rộ. Ngoài ra, việc sở hữu lượng chi nhánh nhiều hơn so với các ngân hàng vừa và bé đã là một lợi thế lớn, khi họ có khả năng chiếm được nhiều thị phần hơn, sở hữu lượng khách hàng phong phú hơn. Tóm lại, kì vọng quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
❖ Rủi ro tín dụng (PRCF)
PRCF = Dự phòng khoản cho vayTông cấc khoản cho vay x 100%
Các khoản nợ xấu luôn là vấn đề mà các NHTM luôn tìm cách giải quyết. Để đối phó, các ngân hàng thường sử dụng các khoản dự phòng cho vay nhằm giảm thiểu các khoản nợ xấu gia tăng. Công thức trên mà tác giả đưa ra phản ánh bao nhiêu phần trăm dư nợ được trích lập dự phòng. Tỉ lệ này càng cao, chứng tỏ các ngân hàng hoạt động không tốt, các khoản nợ xấu, các khoản nợ khó đòi gia tăng. Ngược lại tỉ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng thương mại đang hoạt động hiệu quả, họ có thể tiết kiệm khoản chi trích lập dự phòng này và rót tiền vào các kênh đầu tư khác. Do đó, dự đoán được đưa ra là mối tương quan ngược chiều về tỉ lệ rủi ro tín dụng đối với tỷ suất sinh lời của các nhóm ngân hàng.
❖ Tỉ lệ chi phí hoạt động (OETA)
OETA = chLp2 ↑∖ 0f^n3 x100%
Tong tài sản
Được lấy từ bài nghiên cứu của Owoputi, J. A. (2014), tỉ lệ chi phí hoạt động thể hiện mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn của các NHTM tại Việt Nam. Việc bỏ ra nhiều chi phí hơn để hoạt động chứng tỏ ngân hàng chưa quản lí tốt nguồn vốn
dấu
của mình, khi họ cần bỏ ra nhiều hơn để có thể tạo ra 1 đồng lợi nhuận. Nguợc lại, tỉ lệ này thấp chứng tỏ ngân hàng cần ít nguồn vốn và nhân lực hơn để thu về lợi nhuận. Vì vậy, tỉ lệ chi phí hoạt động có tác nguợc chiều đến tỷ suất sinh lời của NHTM.
❖Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
GDP = ^ppt~θppt 11 x 100%
GDPt-I
Tốc độ tăng truởng kinh tế là thuớc đo phổ biến, phản ánh mức độ tăng truởng của các thành phần trong nền kinh tế. Tác giả quyết định sử dụng GDP danh nghĩa là công thức tính để thể hiện mức độ ảnh huởng của yếu tố vĩ mô này đến khả năng sinh lời của NHTM.
Tốc độ tăng truởng càng cao, chứng tỏ nền kinh tế đang có các buớc biến chuyển thuận lợi. Các ngành nghề đuợc mở rộng, tạo thêm nhiều doanh nghiệp và nhiều nguồn vốn hơn. Từ đó, các doanh nghiệp có nhu cầu vay để đáp ứng hoạt động kinh doanh cũng gia tăng, tạo thêm nguồn thu lớn hơn từ hoạt động cho vay. Tuy nhiên, các NHTM nên cẩn trọng truớc nhu cầu cho vay lớn, khi rủi ro gia tăng và nợ xấu nhiều hơn. Nguợc lại, khi nền kinh tế tăng truởng kém, các doanh nghiệp có nhu cầu vay sẽ giảm, từ đó làm giảm mức lợi nhuận của ngân hàng. Tổng lại, tác giả kỳ vọng tác động tích cực của GDP đến khả năng sinh lời của NHTM.
❖Tỉ lệ lạm phát (CPI)
CPI = (c p ɪʌ ...C’ ɪr ŋ x 100%
CPIt-I
Chỉ số giá tiêu dùng là yếu tố tác giả quyết định sử dụng để đánh giá mức độ ảnh huởng của tỷ lệ lạm phát đến khả năng sinh lời của ngân hàng thuơng mại. Trong công thức trên C P I t là mức giá trung bình ở kì hiện tại, CPIt - 1 là mức giá trung bình ở kỳ truớc.
Yếu tố lạm phát không phải lúc nào cũng có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Neu duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức độ thấp, lạm phát có tác động kích thích nền kinh tế, phân phối lại thu nhập và nguồn lực trong xã hội. Cụ thể hơn, nguời tiêu dùng sẽ mua sắm nhiều hơn, nhu cầu đi vay cũng cao hơn, từ đó góp phần gia tăng nguồn doanh thu đến từ cho vay cho ngân hàng. Nguợc lại, khi lạm phát tăng quá cao buộc các ngân hàng phải điều chỉnh mức lãi suất cho vay. Điều này khiến cho luợng khách hàng cần các khoản vay giảm đi, cùng với việc các khách hàng hiện tại khó trả nợ hơn, khiến cho tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng. Tóm lại, tác giả kì vọng tỉ lệ lạm phát tác động nguợc chiều đến mức độ sinh lợi của các NHTM.
Bảng 3.1 duới đây thực hiện tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình và kỳ vọng về dấu của các biến.
Khả năng sinh lời ROE Lợi nhuận sau thuế trên tổng VCSH
bình quân Biến phụthuộc Tỷ lệ vốn chủ sở hữu RC Tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản +
Tỷ lệ khoản cho vay khách hàng
BL Tỷ lệ tổng khoản cho vay khách hàng trên tổng tài sản
+
Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tỷ lệ tiền và các khoản tuơng đuơng tiền trên tổng tài sản
Rủi ro tín dụng PRCF Tỷ lệ dự phòng khoản cho vay trên
tổng các khoản cho vay -
Tỷ lệ chi phí hoạt động OETA Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài
sản -
Tốc độ tăng truởng kinh tế GDP GDP thực hàng năm +
ROE 200 0.1104868 0.0860608 -0.0563263 0.2879499 RC 200 0.0911998 0.0369472 0.0406177 0.25642 BL 200 0.5236226 0.1293249 0.144826 0.743569 SIZE 200 18.44483 1.33349 15.82754 20.99561 LIQ 200 0.159588 0.0795899 0.038463 0.56922 OETA 200 0.0169521 0.005495 0.007832 0.051961 PRCF 200 0.0135343 0.0051166 0.0051514 0.033761 GDP 200 0.06149 0.0060153 0.0525 0.0708 Nguồn: Tác giả tổng hợp