Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 LÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598622-2487-012944.htm (Trang 65)

Kết quả của ma trận tương quan của tập dữ liệu được thể hiện trong bảng dưới đây:

---- Coefficients - - - - (b) (B)

fixed random Difference<b-B)

sqrt(diag(V_b -\ S.E. f_B )) covidcas e Ll -.0000437 4.44e- 07 3.28e- ROA 0.0171 -0.0012 -0.0222 0.2469 0.8479 1.000

Nguồn: Theo dữ liệu từ STATA 15

Bảng 5.2 cho thấy ma trận tương quan của dữ liệu. Có thể thấy rằng lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày sret có mối quan hệ tương quan dương với tất cả các biến độc lập trong mô hình bao gồm mức tăng trưởng hàng ngày trong tổng số các trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận (covidgrow), lmcap là logarit tự nhiên của vốn hóa thị trường hàng ngày của công ty, mtb là hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách hàng ngày (daily market-to-book ratio), ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, ROA là tỷ suất sinh lời trên tài sản. Ngoài ra, trừ hai biến ROE và ROA có hệ số tương quan cao (0.8479), các biến độc lập còn lại đều có hệ số tương quan khá thấp. Điều này cho thấy hiện tượng tự đa cộng tuyến không phải là điều đáng ngại trong mô hình nghiên cứu này.

Do ROE và ROA có sự tương quan thuận khá cao nên khi hồi quy mô hình (1), tác giả chọn ROE để làm mô hình chuẩn để ước lượng và phân tích. Sau đó sẽ dùng ROA

thay thế cho ROE để tăng tính vững (robustness) cho kết quả ước lượng.

5.3. Ket quả ước lượng mô hình 5.3.1. Kiểm định Hausman

Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình hiệu ứng cố định (fixed) và hiệu ứng ngẫu nhiên (random) được thể hiện trong hình sau:

Random- effects Group variable R-sq: within = between = overall = GLS regression b 0.0006 Number of Obs = Number of groups = Obs per group:

min = avg = max = Wald Chi2(4) 78,545 367 36 214.0 217 50.48 0.0000 0 . 0006 O (assumed) sret Coef. Std. Err. Z p>l Zl [95% Conf. Interval ] Covidcase Ll . .0000437 .0000123 3.56- 0.000 -.0000678 -.0000196 Imcap mtb ROE _cons .0002833 .0001231 .0092376 .0000276 . 000101 .0000676 .0016806 .0001688 2.8 0 1.8 2 5.5 0 0.005 0.069 0.000 0.870 .0000852 -9.38e-06 .0059438 -.0003585 . 0004813 . 0002557 . 0125315 sigma_u sigma_e rho 0 .0251493

0 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Theo dữ liệu từ STATA 15

Kết quả trên cho thấy p-value = 0.0000 (thấp hơn 1%). Do đó, mô hình tác động ngẫu nhiên là mô hình phù hợp trong nghiên cứu này. Vì vậy, các phân tích tiếp theo sẽ dùng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

5.3.2. Tác động của Đại dịch Covid-19 lên thị trường chứng khoán Việt NamHình 5.2. Ket quả ước lượng với ROE Hình 5.2. Ket quả ước lượng với ROE

Random-effects GLS regression Group variable: b Numb er Numb of obs = 78,545 367 R-sq: within = between = overall = 0.0006 0.0093 0.0005

Obs per group: min = avg = max = 36 214.0 217 corr(u_i, X) = 0

(assumed) Wald Chi2(4) = Prob > chi2 = 38.79 0.0000 sre t Coef. Std. Err. Z p>∣z∣ (95% Conf. Interval] Covidcase LI . -.0000439 .0000123 - 3.57 00.00 -.000068 -.0000198 Imcap mtb ROA _cons .000283 .0000966 .0160184 .0000231 .000101 .0000692 .0037207 .0001684 2.8 0 1.4 0 4.3 1 0.00 5 0.16 2 0.00 0 .000085 -.000039 .0087261 -.0003071 . 0004811 . 0002322 . 0233108 sigma_u sigma_e rho 0 .02514839 0 (fractio n

of variance due to u_i)

Nguồn: Theo dữ liệu từ STATA 15

Kết quả ước lượng từ hình 5.2 (sử dụng biến ROE làm đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết) cho thấy đại dịch Covid-19 có tác động tiêu cực lên

thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể là khi số ca nhiễm Covid-19 được xác nhận

tăng lên thì ngay hôm sau, giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp. Hồ Chí Minh bị sụt giảm. Điều này được thể hiện qua hệ số hồi quy của biến covidcase (độ trễ 1) mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Dao và Gan (2020), nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự gia tăng hàng ngày số trường hợp được xác nhận COVID-19 lên lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày

của 723 công ty niêm yết tại Việt Nam từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 30 tháng 5 năm 2020 trong quá trình Việt Nam đang thực hiện lệnh phong tỏa toàn quốc. Kết quả Hiệu suất cổ phiếu của các công ty niêm yết của Việt Nam có MTB cao và ROE thấp cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khoảng thời gian chống chọi với đại dịch Covid- 19.

Hình 5.2 cũng cho thấy tác động của các biến kiểm soát lên giá cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Các biến kiểm soát bao gồm logarit tự nhiên của vốn hóa thị

trường hàng ngày của công ty lmcap, hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách hàng ngày mtb và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Hệ số hồi quy của các biến này đều mang giá trị dương và đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó, lmcap và ROE tác động tích cực lê giá cổ phiếu ở mức ý nghĩa 1%, còn mtb cũng tác động tích cực lên giá cổ phiếu nhưng với mức ý nghĩa thống kê 10%. Kết luận này phù hợp với các nghiên cứu của (Kamar, 2017), (Bilal & Jamil, 2015), chỉ ra ảnh hưởng tích cực và đáng kể giữa ROE đối với giá cổ phiếu.

Hình 5.3 cho thấy, khi dùng biến ROA làm đo lường cho hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết thì kết quả ước lượng tác động của đại dịch Covid-19 lên thị trường chứng khoán Việt Nam không khác biệt nhiều so với trường hợp sử dụng biến

ROE. Điều này giúp khẳng định rằng đại dịch Covid-19 đã tác động xấu lên thị trường

chứng khoán Việt Nam. Giá cổ phiếu các doanh nghiệp bị sụt giảm ngay sau khi Bộ Y tế công bố số ca mắc Covid-19 hàng ngày tăng lên. Tương tự như trường hợp ước lượng với ROE, mức vốn hóa thị trường và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết có tác động tích cực lên giá cổ phiếu với mức ý nghĩa thống kê 1%. Trong khi đó, tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.

Tóm tắt chương 5:

Kết quả ước lượng của chương này cho thấy đại dịch Covid-19 đã tác động xấu lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể là giá cổ phiếu các doanh nghiệp bị sụt giảm ngay sau khi số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tăng lên. Mức vốn hóa thị trường

mcap và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp niêm yết có tác động tích cực lên giá cổ phiếu. Trong khi đó, tác động của tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách mtb lên giá cổ phiếu và không rõ ràng và tùy thuộc vào mô hình được ước lượng.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

6.1. Ket luận

Khóa luận này xem xét ảnh hưởng của COVID-19 lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, trước tiên, khóa luận sử dụng phương pháp thống kê, mô tả và vẽ đồ để phát họa bức tranh tổng quát về dịch bệnh Covid-19 và thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn

bị Covid-19 tấn công. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trọng tâm của khóa luận: “Đại dịch Covid-19 có tác động như thế nào lên thị trường chứng khoán Việt Nam?”,

khóa luận sử dụng dữ liệu số ca Covid-19 được xác nhận hằng ngày tại Việt Nam, giá cổ phiếu và dữ liệu báo cáo tài chính của 367 doanh nghiệp niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng, thông qua kiểm định Hausman để chọn lựa mô hình phù hợp, khóa luận cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức tăng

trưởng hàng ngày của số trường hợp COVID-19 được xác nhận dương tính và lợi suất

cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết. Nói cách khác, mỗi khi có ca nhiễm COVID-

19 được xác nhận thì giá cổ phiếu bị sụt giảm. Điều này cho thấy tâm lý e ngại của nhà đầu tư về triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp trong điều kiện dịch bệnh có diễn biến xấu đi. Chính vì tâm lý e ngại này mà lực cầu cổ phiếu suy yếu trong khi

áp lực bán gia tăng, từ đó làm giá cổ phiếu sụt giảm.

Do thị trường chứng khoán được xem là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, việc hiểu được ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên giá chứng khoán góp phần quan trọng cho

các nhà đầu tư cũng như những người hoạch địch chính sách vĩ mô. Kết quả nghiên cứu của khóa luận này đưa ra một cảnh báo rõ ràng với các nhà đầu tư và những nhà làm chính sách rằng mặc dù chỉ số VN-Index có tăng trưởng trong năm 2020, đồng thời lúc đó là số ca mắc Covid-19 trong nước cũng gia tăng, nhưng điều đó không có nghĩa là thị trường chứng khoán trong nước “miễn nhiễm” với đại dịch Covid-19 như

nước, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, cũng như Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh trong khoảng vài tháng cuối năm 2020, tình hình kinh tế trong nước có nhiều điểm khởi sắc, TTCK Việt Nam đã phục hồi bền vững và tăng trưởng ngoạn mục trên hầu hết tất cả các khía cạnh của thị trường vào giai đoạn cuối năm 2020. Chỉ số VN-Index đạt ngưỡng 1.103,87 điểm, tăng mạnh hơn 67% so với thời điểm thấp nhất của năm 2020, tăng 14,9% so với thời điểm cuối năm

2019. Nhờ đó, TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường chứng khoán có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới. Khi tách biệt các yếu tố khác ảnh hưởng lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết (như mức độ vốn hóa thị

trường, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ thị giá trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp) thì rõ ràng là giá cổ phiếu bị suy giảm mỗi khi có thêm ca nhiễm Covid

được xác nhận. Kết luận này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu tương tự như (Ashraf, 2020), (Al-Awadhi, Alsaifi, Al-Awadhi, & Alhammadi, 2020), kết quả chỉ ra rằng sự tăng trưởng hàng ngày trong tổng số trường hợp được xác nhận và tổng số trường hợp tử vong do COVID-19 gây ra đều có tác động tiêu cực đáng kể đến lợi suất cổ phiếu của tất cả các công ty.

6.2. Khuyến nghị

Trước tình hình ảnh hưởng và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngăn chặn, phòng chống và dập dịch vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nếu không khống chế được sự lây nhiễm trong cộng đồng thì thiệt hại mà nó gây ra cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán vẫn rất lớn. Kết quả nghiên cứu của khóa luận đã khẳng định rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự không "miễn nhiễm” với đại dịch Covid-19 mà ngược lại, chịu tác động tiêu cực bởi đại dịch này. Trên cở sở đó, khóa luận đưa ra một số khuyến nghị để giúp ổn định thị trường chứng khoán và nền kinh tế, hạn chế các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 như sau:

Điều đầu tiên, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã triển khai kịp thời các giải pháp, chính sách ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 đối với ngành chứng khoán, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hỗ trợ thị trường chứng khoán cũng như củng cố

niềm tin cho các nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường. Công tác quản lý hoạt động phát hành chứng khoán, quản lý công ty đại chúng, xem xét hoạt động kiểm toán cần được cải thiện và nâng cao hơn. Cần có hướng dẫn, quy định để cụ thể hóa nhiệm vụ theo cơ chế tác động san sẻ rủi ro giữa các thành phần kinh tế. Điều đó sẽ tạo cơ sở cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và nhà đầu tư tin vào

nội lực của nền kinh tế, vào các giải pháp của Chính phủ cũng như sức bền của thị trường.

Điều thứ hai, tích cực, chủ động tháo gỡ các rào cản, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện vẫn có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, tin tưởng và có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam. Nhưng do ảnh hưởng tác động của đại dịch Covid- 19, việc đi lại của các nhà đầu tư có chút khó khăn, cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án đầu tư nước ngoài tiếp tục bị ảnh hưởng. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/12/2020, tổng số vốn FDI đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 28,3 tỷ USD (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2020), bằng 75% so với cùng

kỳ năm 2019, tuy nhiên, mức giảm đang được cải thiện, số dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đều tăng lên trong các tháng cuối năm 2020, khi Việt Nam vẫn đang được coi là đất nước an toàn. Trong năm 2020, Việt Nam vẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào một số dự án lớn như: Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Dự án Pegatron Việt Nam (Đài Loan), với mục tiêu sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh, bộ điều khiển game, các

loại máy tính tại Hải Phòng; Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (Hàn Quốc) tại Hà Nội; Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm

nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa

lỏng LNG,...

Điều thứ ba, các NHTM nên phát huy tối đa các kênh thanh toán, dịch vụ hỗ trợ doanh

nghiệp, tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới, tăng cường phát triển thanh toán Internet banking và Mobile banking, đảm bảo an toàn

cho các giao dịch này. Trước mắt, tăng nhu cầu thanh toán bằng cách giảm chi phí hoặc miễn phí hoàn toàn với các khách hàng hiện tại như tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, thanh toán phí điện, nước bên cạnh việc Chính phủ chỉ đạo không tăng chi phí điện, nước và rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Hướng dẫn cách sử dụng trên website hoặc qua tin nhắn cho khách hàng. Đây

cũng là những chính sách rất cần thiết giúp giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp,

tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khắc phục những hậu quả do đại dịch Covid-

19 gây ra.

Các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần chủ động triển khai nắm bắt tình hình đối với những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành. Nếu trong quá trình thực hiện có những vướng mắc và bất cập, nên điều chỉnh kịp thời, bên cạnh đó cần có phương thức hỗ trợ phù hợp đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực bị tổn thương nặng nề bởi dịch Covid-19 trong từng giai đoạn điển hình như các ngành dịch vụ ăn uống lưu trú (giảm 13% so với năm 2019); du lịch lữ hành (giảm 59,5% so với năm 2019); vận tải hành khách và vận tải hàng hóa lần lượt giảm 29,6% và 5,2% so với năm 2019 (VCCI & WORLD BANK, 2021). Cần đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ có thể trụ lại, vượt qua những khó khăn và vực dậy được sau đại dịch Covid-19 bởi khả năng chống chịu của nhóm doanh nghiệp

này khá kém. Về môi trường đầu tư, đối với các doanh nghiệp trong nước, nhất là

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 LÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598622-2487-012944.htm (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w