IV. Định luật Faraday 1 Định luật
11. Tụ điện, điện dung của tụ điện
11.1. Tụ điện
Trước khi trình bày về nội dung chính của bài là điện dung của tụ điện, cả hai bộ SGK đều giới thiệu sơ lược về tụ điện như: định nghĩa tụ điện, cách ký hiệu tụ điện trong mạch điện, cách tích điện cho tụ điện dưới dạng thông báo; minh hoạ bằng các hình vẽ 6.1, 6.2, 6.3, 6.4 trang 30 (SGK CB) và 7.1, 7.2 ở trang 32 (SGK NC) . Ở phần chữ nhỏ SGK có đưa ra hình ảnh các loại tụ điện để HS nhận dạng và có cái nhìn trực quan về tụ điện. Tuy nhiên hình ảnh còn mờ và nhỏ nên HS cũng rất khó quan sát.
Việc đưa câu hỏi C1 trang 30 ở SGK CB nhằm làm xuất hiện thông tin về sự phóng điện của tụ điện. Khác với SGK CB, SGK NC thông báo cho HS sự phóng điện trong tụ điện, giới thiệu về cấu tạo và tính chất của tụ điện phẳng, điện tích của tụ v à sau đó giới hạn những tụ điện xét trong bài là tụ điện có 2 tính chất như tụ điện phẳng.
11.2. Điện dung của tụ điện
Quá trình hình thành khái niệm điện dung của tụ điện ở SGK CB mang tính chất nữa thực nghiệm: Từ thực nghiệm cho thấy với hiệu điện thế nhất định thì điện tích của mỗi tụ điện mỗi khác. Sau đó giới thiệu bằng lý thuyết chứng minh được: Với một tụ điện nhất định thì điện tích tỉ lệ thuận với hiệu điện thế. Hệ số tỉ lệ này chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của tụ điện gọi là điện dung của tụ điện.
Tác giả SGK CB chưa lưu ý cho HS sự khác nhau về mặt ý nghĩa của hai công thức C = Q/U và Q = CU, không đưa ra công thức tính điện dung của tụ điện phẳng và không đề cập đến vấn đề ghép tụ điện thành bộ.
Khi hình thành khái niệm điện dung của tụ điện, SGK NC xuất phát từ thực nghiệm, thực nghiệm cho thấy đối với một tụ điện nhất định thì Q/U là không đổi và lấy đó để định nghĩa điện dung và dùng câu hỏi C1 và C2 trang 33 nhằm nhấn mạnh ý nghĩ a công thức định nghĩa điện dung của tụ điện.
Sau đó SGK NC đưa ra công thức tính điện dung của tụ điện phẳng, khái niệm điện môi bị dánh thủng, khái niệm hiệu điện thế giới hạn và mở rộng đưa ra công thức về bộ tụ ghép nối tiếp và bộ tụ ghép song song (có chứng minh). Bên cạnh đó, tác giả SGK NC sử dụng các câu hỏi C3, C4, C5 để làm rõ ý nghĩa của các cách ghép.
Kiến thức cơ bản của phần này là điện dung của tụ điện nên câu hỏi và bài tập của cả hai SGK chủ yếu là vận công thức tính điện dung của tụ điện vào trả lời các câu hỏi và bài tập nhưng với độ khó khác nhaụ Ví dụ, tác giả SGK NC đưa vào dạng bài tập g hép hỗn hợp các tụ điện.