IV. Định luật Faraday 1 Định luật
4. Thuyết electron
Hai bộ SGK CB và NC trình bày giống như sách cải cách giáo dục là chỉ ra rằng thuyết electron là thuyết dựa vào sự có mặt của electron và chuyển động của chúng để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật nhằm giúp học sinh hình dung được cơ sở và ứng dụng của thuyết trước khi học nội dung.
Tuy nhiên, đối với SGK CB, trong khái niệm có thay “sự có mặt” và “sự chuyển động” bằng “sự cư trú và di chuyển”.
Tác giả SGK NC thì nhấn mạnh thêm phạm vi sử dụng của thuyết viết trong SGK chỉ vừa đủ để giải thích tính dẫn điện, tính cách điện và ba hiện tượng nhiễm điện. Điều này giúp cho HS không lúng túng khi đọc thêm các sách tham khảo bởi vì các hệ quả của thuyết electron là rất rộng lớn. Khi áp dụng vào các hệ thống vật chất cụ thể và có thêm những bổ sung cần thiết, nó đã cho ra đời một số hệ quả quan trọng: thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại, thuyết electron về tán sắc ánh sáng, thuyết electron về sự phát xạ…
Cơ sở của thuyết electron là quan niệm về cấu tạo hạt của vật chất đã được hình thành trong thuyết động học phân tử. Vì vậy cả hai bộ sách đều đưa ra cấu tạo nguyên tử về phương diện điện trước khi nêu nội dung của thuyết electron.
Về cấu tạo của nguyên tử, SGK CB nêu ra dưới dạng thông báo chi tiết; dùng hình 2.1 trang 11 dưới dạng mô hình hoá làm ví dụ về cấu tạo của nguyên tử cụ thể và ở phần chữ nhỏ đã làm rõ cho HS cách hiểu sự trung hoà về điện của nguyên tử.
Trong khi đó SGK NC chỉ trình bày vắn tắt là nguyên tử gồm có hạt nhân và electron dưới dạng mô hình đơn giản của nguyên tử liti thông qua hình 2.1 trang 10 và dùng hình 2.2 trang 10 dưới dạng mô hình hoá về cấu tạo của ion dương và ion â m.
Thuyết electron được hai bộ SGK trình bày dưới dạng n hư một thông báo bởi nó là một thuyết chứ không phải là một định luật vật lí thông thường. Sau đó, SGK CB yêu cầu HS vận dụng thuyết giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát đã học ở THCS thông qua câu hỏi C1. Đối với SGK NC thì thông qua câu hỏi C1 trang 10 nhằm giúp học sinh biết được eleotron trong nguyên tử có thể tách khỏi nguyên tử , nhưng tách prôtôn ra khỏi nguyên tử, tức là tách ra khỏi hạt nhân là vấn đề rất khó (điều này chỉ xảy ra tro ng phản ứng hạt nhân hay trong phân rã phóng xạ) và câu hỏi C2 trang 10 để nhấn mạnh khái niệm về vật nhiễm điện.
Khác với SGK NC, tác giả SGK CB có hình thành thêm khái niệm về điện tích nguyên tố. Điều này là do quan niệm riêng của hai bộ sách.
Cách trình bày kiến thức ở phần này của SGK NC chú trọng đi sâu vào bản chất của thuyết electron và có "độ sâu" hơn SGK CB. Đây là điều phù hợp với chương trình của các ban.
Hệ thống câu hỏi và bài tập ở cả hai bộ SGK đều xoay quanh trọng tâm của bài là thuyết electron. Số lượng câu hỏi và bài tập của hai sách là gần bằng nhau; 3 câu hỏi và ba bài tập ở SGK CB; 5 câu hỏi và hai bài tập ở SGK NC.Tuy nhiên so với SGK cơ bản, hệ thống câu hỏi và bài tập ở SGK nâng cao đi sâu vào việc vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề hơn.