Các kiểm định

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598542-2378-012114.htm (Trang 41 - 42)

- Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Phương sai sai số thay đổi là hiện tượng

mà phương sai của các sai số ước lượng không bằng nhau. Nếu như mô hình chỉ xảy ra lỗi phương sai sai số thay đổi thì ước lượng OLS (FEM hoặc REM)

vẫn là ước lượng ko bị thiên lệch và nhất quán, tuy nhiên nó không phải là ước

lượng tốt nhất. Bởi vì, phương sai của sai số trong trường hợp này không thể đạt được giá trị nhỏ nhất. Khi đó, các kiểm định hệ số hồi quy và kiểm định F của mô hình trở nên không đáng tin cậy. Vì vậy, việc đưa ra các kết luận dựa trên các kiểm định này sẽ không chính xác.

• Tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan/Cook-Weisberg với lệnh hettest để kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy OLS, với giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi, khi kết quả cho ra giá trị

sát trung bình chuẩn nhất nhất

FGAP 22

9 0.1590- 1 0.109 -0.5122 6 0.159

• Tác giả sử dụng kiểm định Modified Ward với lệnh xttest3 để kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình FEM, với giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi, giá trị P-value > 5% thì chấp nhận H0.

• Tác giả sử dụng kiểm định LM - Breusch and pagan Lagrangian Multiplier với lệnh xttest0 để kiểm định phương sai sai số thay đổi trong mô hình REM, với giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai thay đổi, giá trị P -value > 5% thì chấp nhận H0.

- Kiểm định tự tương quan: Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge với lệnh Xtserial để kiểm định sự tự tương quan trong mô hình REM, với giả thuyết H0:

không có hiện tượng tự tương quan, giá trị P-value > 5% thì chấp nhận H0.

- Kiểm định Sargan (kiểm định Hansen) xác định tính chất phù hợp của các biến

công cụ trong ước lượng GMM. Đây là kiểm định giới hạn về nội sinh của mô

hình. Kiểm định Sargan với giả thuyết H0: Biến công cụ là ngoại sinh, nghĩa là biến công cụ không tương quan với sai số của mô hình. Vì thế giá trị P của kiểm định Sargan (kiểm định Hansen) phải lớn hơn 10%.

- Kiểm định ArellanoBond kiểm tra tính chất tự tương quan của phương sai sai số mô hình GMM ở dạng sai phân bậc 1. Do đó, kết quả kiểm định tương quan

chuỗi bậc 1 AR(I) được bỏ qua. Tương quan bậc 2, AR(2) được kiểm định trên chuỗi sai phân của sai số để phát hiện hiện tượng tự tương quan của sai số ở bậc 1, do đó giá trị AR(2) lớn hơn 10%.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu của luận văn và phương pháp

được dùng để thực hiện nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng và các kỹ thuật phân tích, so sánh, thống kê mô tả. Nghiên cứu định lượng được

thực hiện thông qua việc xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính nhằm đánh giá những yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM CP tại Việt Nam.

Dựa vào mô hình và các phương pháp nghiên cứu ở chương này cho ra các kết quả hồi quy ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Mô hình nghiên cứu

FGAPzγ = βo + βι CAPit + β2 ROE it + β3 SIZE it + β4LLRit + β5 TLAiZ + β6DEP

it + β7NPL it+β8 GDPt + β9 INFt + eit (Mô hình 1)

LAit = βo + βι CAPit + β2 ROE it + β3 SIZE it + β4LLRit + β5 TLAit + β6DEP it + β7NPL it+β8 GDPt+β9 INFt + eit (Mô hình 2)

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢNCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 10598542-2378-012114.htm (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w