Phương pháp Medee –S

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng cung cấp điện hiệu quả cho xã tam hiệp, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)

Phương pháp Medee – S hay còn gọi là mô hình đánh giá nhu cầu năng lượng ở các nước phát triển được hình thành trên cơ sở của các mô hình Medee – 2 và Medee – 3. Mô hình cho phép nhu cầu năng lượng đánh giá nói chung và điện năng nói riêng bằng phương pháp kinh tế – kỹ thuật

Phân tích sự tăng trưởng của nhu cầu năng lượng thông qua các thành phần kinh tế – kỹ thuật

Cơ sở của phương pháp này là phân chia nhu cầu năng lượng thành những modun tương đối đồng nhất ở mức độ chi tiết có thể

Phương trình cơ bản được biểu diễn dưới dạng:

UEC FE

R

= (5.11)

Trong đó: FE – nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng UEC – năng lượng tiêu thụ hữu ích

R – hiệu quả sử dụng năng lượng cuối cùng Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tổng được tính:

K

E=∑FE (5.12)

Với: E – Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tổng K – modun thứ k

Như vậy, hàm số chính của mô hình gồm phép nhân và phép cộng, vì vậy người ta gọi là mô hình “liệt kê năng lượng” hay mô hình sử dụng năng lượng cuối cùng

Mô hình này được sử dụng rộng rãi vì nó đơn giản về mặt toán học lại bao hàm nhiều ưu điểm khác mà các mô hình khác không có được

- Mô hình đã chỉ ra những kiểu điều khiển của nhu cầu năng lượng, nhờ vậy có thể sẽ dễ dàng can thiệp vào sự phát triển của nhu cầu năng lượng qua các kiểu này bằng các chính sách hợp lý

- Có thể sử dụng mô hình để thành lập các bảng cân bằng năng lượng ở mức độ tiêu thụ cuối cùng

- Nhờ mô hình có thể lượng hóa được những thay đổi của nền kinh tế xã hội thông qua sự biến động của nhu cầu năng lượng

- Dễ dàng thu thập số liệu, thông tin để đánh giá nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong hiện tại và tương lai

♦ Có thể tóm tắt đặc trưng chủ yếu của mô hình Medee – S như sau:

1 - Các yếu tố xác định năng lượng khác nhau được tổ chức thành các modun đồng nhất về phương diện sử dụng năng lượng trong từng ngành. Nhờ vậy, có thể

phân tích cơ cấu của nhu cầu năng lượng một cách chi tiết, đồng thời mô hình dễ dàng thích nghi theo yêu cầu và khả năng cung cấp về số liệu

2 - Mô hình khảo sát từng ngành riêng rẽ: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dân dụng… mỗi ngành có một mô hình cơ sở cùng nhiều mô hình con để biểu diễn các hoạt động kinh tế hoặc sử dụng năng lượng một cách chi tiết. Qua đó cho phép mô tả chi tiết riêng lẻ nhu cầu năng lượng điện cuối cùng của từng ngành

3 - Sử dụng phương pháp “kịch bản” để tính đến sự biến động của tất cả các yếu tố phụ thuộc vào việc chọn chính sách trong lĩnh vực năng lượng cũng như trong các lĩnh vực khác

4 - Dựa vào chỉ số kinh tế, xã hội, kỹ thuật, đánh giá nhu cầu năng lượng dưới dạng hàm năng lượng hữu ích cho mỗi dạng sử dụng cuối cùng

So sánh mô hình kinh tế, kỹ thuật, tính sáng tạo của mô hình Medee – S thể hiện ở những khía cạnh khác nhau

+ Phương pháp sử dụng năng lượng hữu ích lựa chọn các biến kịch bản, phương pháp chia nhỏ mức độ tiêu thụ ở mức độ sử dụng cuối cùng

+ Việc sử dụng năng lượng hữu ích có thể gặp khó khăn, do vậy không nên sử dụng có tính hệ thống mà chỉ để phân tích, thay thế năng lượng, tức là đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế các dạng năng lượng đem lại các hệ số hiệu quả khác nhau có tính đến khả năng cải thiện mức hệu quả

+ Phương pháp Medee-S dự báo nhu cầu năng lượng cho phép nhận được kết quả tin cậy. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi số liệu ban đầu rất lớn và chi tiết. Việc thiếu số liệu cũng như độ tin cậy của số liệu sẽ dẫn tới những kết quả sai lệch khi áp dụng cho mô hình

Một phần của tài liệu Thiết kế mạng cung cấp điện hiệu quả cho xã tam hiệp, huyện núi thành, tỉnh quảng nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)