Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 10598442-2283-011330.htm (Trang 60)

Mức độ chính xác của dự báo thông qua mô hình thể hiện qua bảng kết quả 4.9

46

Bảng 4.9: Mức độ dự báo

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Căn cứ vào bảng phân loại thì cho thấy: Khả năng số lượng khách hàng không có rủi ro tín dụng thực sự chiếm 179 (171+8) khách hàng, trong đó thì kết quả dự đoán là 171 khách hàng, cho thấy khả năng dự đoán khách hàng không có rủi ro tín dụng chính xác chiếm 95,5%. Đối với đối tượng có rủi ro tín dụng thật sự là: 21 khách hàng (6 + 15), kết quả dự đoán là: 15 khách hàng, chiếm tỷ lệ là: 71,2%. Từ đây cho thấy mô hình có mức độ dự đoán trung bình là: 93%.

4.4.2.4. Ket quả mô hình hồi quy logit

Kết quả sự phân tích đa phương (mutinomial logit) được trình bày ở bảng 4.10. Hệ số ảnh hưởng (effect coefficient) đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ACB.

Biến số phụ thuộc rủi

ro tín dụng (Y = 1) Hệ số

hồi quy

Hệ số Wald

Mô phỏng xác xuất RRTD khi biến độc lập thay đổi 1 đơn vị và xác suất ban đầu

là:

Biến độc lập 10% 20% 30% 40% 50%

Tuoi 1.395 6.056 40.2

%

60.2% 72.2% 80.1% 85.8%

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy sig. của biến thời gian ở địa chỉ hiện tại (sig.= 0.239) lớn hơn 10% nên mối liên hệ giữa sự thay đổi về thời gian ở địa chỉ hiện tại và rủi ro tín dụng của khách hàng là không có ý nghĩa thống kê.

Giá trị Sig. của các biến tuổi (sig. = 0.022), vị trí việc làm (sig. = 0.011), thu nhập (sig. = 0.002), điều kiện nhà ở (sig. = 0.059), năng lực chuyên môn (sig. = 0.000) < 0,1 (10%). Vì vậy, mối liên hệ giữa các biến độc lập còn lại và biến rủi ro tín dụng của khách hàng có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy chung là 90%.

4.4.2.5. Thảo luận kết quả hồi quy

Với mức ý nghĩa 10%, hệ số hồi quy của các biến tuổi (X1); thu nhập (X2); vị trí việc làm (X3); năng lực chuyên môn (X4); tình trạng nhà ở (X5) có ý nghĩa thống kê, nói cách khác các yếu tố trên ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng tại ngân hàng TMCP Á Châu.

Mô hình được xác định là:

Ln(Pi∕1-Pi) = 2,937 + 1,395*X1 - 3,205*X2 + 1,033*X3 - 1,007*X4 + 1,516*X5 (1)

Sử dụng kết quả của cột hệ số hồi quy (B) và cột Wald = eB từ bảng 4.10, luận văn sẽ hình thành kịch bản xác xuất thay đổi khi xác suất ban đầu lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%.

Đặt P0: Xác suất ban đầu

P1: Xác suất thay đổi. P1 được tính theo công thức sau: P1 = P0*eB

l-PO(l-eB)

Thunhap 3.205- 17.757 66.4% %81.6 %88.4 92.2% 94.7%

Vitrivieclam 1.033 6.322 41.3% %61.3 73% 80.8% 86.3%

Chuyenmon 1.007- 4.095 31.2% %50.6 %63.7 73.2% 80.4%

Dieukiennhao 1.516 9.112 50.3% %69.5 %79.6 85.7% 90.1%

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

Giải thích tác động của các nhân tố:

Biến số “Tuổi khách hàng (X1)” có hệ số β = 1,395, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, tương quan cùng chiều với rủi ro tín dụng khách hàng. Giả sử xác suất rủi ro tín dụng khách hàng ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu tuổi của khách hàng tăng thêm 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng của khách hàng này là 30,2%. Với kết quả này cho thấy, độ tuổi khách hàng càng tăng lên thì rủi ro tín dụng khách hàng cũng tăng theo.

Biến số “Khả năng tài chính (X2)” có hệ số β = -3,205, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, tương quan ngược chiều với rủi ro tín dụng khách hàng. Biến này có tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng trong mô hình hồi quy. Giả sử xác suất tiếp rủi ro tín dụng khách hàng ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu khả năng tài chính của khách hàng có thể tăng thêm 1 đơn vị thì rủi ro tín dụng của khách hàng này là 56,4%. Khả năng tài chính thể hiện qua thu nhập của khách hàng tăng lên, thì mức độ rủi ro tín dụng sẽ được giảm xuống tương ứng. Thu nhập của khách hàng là nguồn thu chủ yếu của nợ vay và bị chi phối bởi thời gian công tác và nghề nghiệp của họ. Thu nhập khách hàng càng cao thì càng đảm bảo tốt cho khoản vay, khả năng trả được nợ vay cao. Như vậy, kết quả kiểm định trong mô hình của tác giả trùng khớp với kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đó của tác giả Marjo Horkko (2010).

Biến số “Vị trí việc làm (X3)” có hệ số β = 1,033, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, tương quan cùng chiều với rủi ro tín dụng khách hàng. Giả sử xác suất rủi ro tín dụng khách hàng ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu khách hàng là chủ doanh nghiệp và quản lý thì rủi ro tín dụng của khách hàng này là

tín dụng thấp hơn so với các nhóm lao động được đào tạo nghề và nhóm khác. Có thể thấy rằng, với các vị trí công việc thiên về lao động chân tay, thì sẽ khiến cho mức độ rủi ro tăng lên. Sự ảnh hưởng này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Marjo Horkko (2010) đã thực hiện.

Biến số “Năng lực chuyên môn (X4)” có hệ số β = - 1,007, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, tương quan ngược chiều với rủi ro tín dụng khách hàng. Biến này có tác động thấp nhất đến rủi ro tín dụng cá nhân trong mô hình hồi quy. Giả sử xác suất rủi ro tín dụng khách hàng ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu khách hàng có năng lực chuyên môn học vấn cao thì rủi ro tín dụng của khách hàng này là 21,2%. Các nhóm có năng lực chuyên môn càng cao thì rủi ro tín dụng thấp hơn so với các nhóm khách hàng có trình độ trung cấp hoặc đào tạo nghề và nhóm khác. Có thể thấy rằng, với các khách hàng có trình độ học vấn chuyên môn thấp, khó khăn trong tìm kiếm công việc có thu nhập cao, thì sẽ khiến cho mức độ rủi ro tăng lên.

Biến số “Tình trạng nhà ở (X5)” có hệ số β = 1,516, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, tương quan cùng chiều với rủi ro tín dụng khách hàng. Giả sử xác suất rủi ro tín dụng khách hàng ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu khách hàng có nhà ở riêng thì rủi ro tín dụng của khách hàng này là 40,3%. Các nhóm đối tượng có nhà riêng, có mức độ an toàn tín dụng cao nhất, trong khi nhóm đi thuê nhà thể hiện mức độ rủi ro là cao nhất. Ngân hàng thường dựa vào tài sản đảm bảo để bảo đảm an toàn cho khoản vay của mình, do đó việc sở hữu nhà ở của khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay của ngân hàng. Một khách hàng có sở hữu nhà ở thì khả năng trả nợ vay của họ được đánh giá cao hơn so với việc không có sở hữu nhà ở.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Ket luận

Tín dụng góp phần trong việc lưu thông nguồn vốn trong xã hội, di chuyển vốn từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao, từ nơi thừa đến nơi thiếu để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân/hộ gia đình. Các NHTM ngày càng thể hiện sự quan tâm trong việc phát triển dịch vụ tín dụng, trong đó có phát triển về số lượng dịch vụ, số lượng khách hàng, cũng như giá trị các khoản vay. Tuy nhiên, cùng với sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vấn đề về rủi ro tín dụng cá nhân cũng vì thế mà có sự gia tăng trong thời gian gần đây. Chính vì thế, việc xác định các yếu tố nào có sự ảnh hưởng tới mức độ rủi ro của các khoản vay này, là điều cần thiết để các ngân hàng có thể chủ động trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các nhóm khách hàng vốn rất đa dạng về đối tượng và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi vấn đề quản lý khách hàng còn khá nhiều điểm phức tạp, từ khâu quản lý thông tin, đến các vấn đề pháp lý liên quan đến biện pháp giải quyết các khoản nợ xấu.

Ngân hàng TMCP Á Châu cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống, những năm gần đây đều tập trung phát triển đối với nghiệp vụ tín dụng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng đã có những bước phát triển quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ. Ngân hàng ACB đã tranh thủ thời cơ, nhìn ra cơ hội và tận dụng một cách triệt để những thuận lợi nêu trên để đạt được những kết quả triển vọng. Hoạt động cho vay KHCN và doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng và ngày càng phát triển với dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm và đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến giao dịch. Đồng thời, sự tập trung vào hai nhóm khách hàng trên đã đóng góp vào sự phát triển chung của các chi nhánh/phòng giao dịch cũng như thành công của cả hệ thống ACB.

Các sản phẩm tín dụng của ACB đã thỏa mãn phần lớn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn đặc biệt là các sản phẩm cho vay “mua nhà ở”, “sản xuất kinh doanh”, “sửa chữa nhà ở”, “cho vay tiêu dùng khác”... ACB đã kịp thời hỗ trợ khách hàng đạt được những mong muốn của mình như sửa chữa nhà đúng theo ý thích, phát triển

Mặc dù hoạt động cho vay đã thu được những thành công đáng ghi nhận trong thời gian vừa qua, nhưng hoạt động này cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid-19, các khoản nợ nhóm 3, 4, 5 có diễn biến khá phức tạp, với sự biến động không dễ kiểm soát, chính vì thế, cần phải có biện pháp tích cực nhằm cải thiện và ngăn chặn việc gia tăng tình trạng nợ xấu, đồng thời với những biện pháp tăng trưởng tín dụng, qua đó có thể đảm bảo sự tăng trưởng dư nợ đi đôi với kiểm soát chất lượng nợ của ACB. Việc tăng tổng dư nợ cũng là một trong những rủi ro ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu qua các năm của ACB.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó bắt nguồn từ khả năng trả nợ vay của khách hàng. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KH như thu nhập sau khi vay, tuổi người đi vay, mục đích sử dụng vốn vay, ngành nghề của người đi vay, trình độ học vấn..., mức độ ảnh hưởng của chúng cũng khác nhau. Nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh từ nợ xấu của khách hàng vay, việc tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc không trả được nợ vay của khách hàng là rất cần thiết. Tác giả đã tổng hợp một số nghiên cứu trong và ngoài nước, đã kết hợp với những nhận định cá nhân để chọn lọc một số yếu tố, bao gồm: Độ tuổi, Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại, Vị trí công việc hiện tại, Khả năng tài chính của khách hàng, Điều kiện nhà ở, Năng lực chuyên môn, đây là những yếu tố dự kiến có ảnh hưởng tới mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng tại Ngân hàng TMCP Á Châu.

Kết quả phân tích dữ liệu thống kê thu được từ 200 khách hàng có lịch sử vay tín dụng tại ACB cho thấy với mức ý nghĩa 10%, hệ số hồi quy của các biến tuổi (X1); thu nhập (X2); vị trí việc làm (X3); năng lực chuyên môn (X4); tình trạng nhà ở (X5) có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng tại ACB. Yếu tố thời gian ở địa chỉ hiện tại không có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng. Trong các yếu tố ảnh hưởng, thu nhập có tác động mạnh nhất đến rủi ro tín dụng của khách hàng (hệ số β = -3,205). Thu nhập khách hàng càng cao thì càng đảm bảo tốt cho khoản vay, khả năng trả được nợ vay cao. Và cuối cùng, năng lực chuyên môn có tác động thấp nhất đến rủi ro tín dụng trong mô hình hồi quy.

Kết quả này mang lại cho tác giả các ý kiến, kiến nghị có thể đưa ra đối với ACB trong việc quản lý hồ sơ khách hàng cá nhân nói riêng, và công tác quản trị đối với

nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng, để tăng cường hạn chế các rủi ro có thể phát sinh từ việc nắm vững thông tin của khách hàng.

5.2. Khuyến nghị

5.2.1. Chú trọng hơn trong công tác nhận dạng rủi ro cho vay

Ngân hàng cần thực hiện thẩm định kỹ càng với các nội dung có liên quan về khả năng tài chính, hiện trạng nhà ở, và trình độ chuyên môn của khách hàng: Với mỗi khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao, Chi nhánh cần thẩm định kỹ thông tin về hiện trạng nhà ở là nhà thuê, hay ở chung với gia đình, trình độ học thức, đây là các thông tin cũng khá dễ để thẩm định, nhưng lại là các thông tin mà khách hàng có thể không chú trọng mà cung cấp một cách chưa chính xác cho ngân hàng. Đối với trình độ chuyên môn, trong hồ sơ vay vốn, cần quy định khách hàng cung cấp thông tin về bằng cấp chuyên môn cao nhất, có kèm theo bản chính hoặc photo công chứng nhà nước, để nhân viên tín dụng thẩm định.

5.2.2. Ve xác minh thu nhập của khách hàng đi vay

Cán bộ tín dụng phải xác định được nguồn trả nợ của khách hàng đi vay như dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay tiền từ thanh lý lại tài sản ...., đảm bảo các dòng tiền phải được chuyển về tài khoản của khách tại ACB để giám sát và có phương án xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

5.2.3. về năng lực chuyên môn của người vay

Theo kết quả mô hình, năng lúc chuyên môn của người vay là một trong những yếu tố tác động đến RRTD. Kinh nghiệm, kiến thức của người vay càng nhiều thì họ có nhiều kiến thức về kinh doanh, khả năng thích ứng nhìn nhận thị trường. Nếu kinh nghiệm càng nhiều thì xác suất xảy ra RRTD là thấp.

Để hạn chế rủi ro thì trong công tác thẩm định cần chặt chẽ hơn, các tiêu chí xét cấp khác cần khó hơn. Cụ thể như tần suất kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay nhiều hơn, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nhận biết xử lý kịp thời những vấn đề có thể xảy ra. Tuy nhiên cán bộ tín dụng cũng cần thẩm định và xác định được số kinh nghiệm ngành nghề chính thực tế của người vay, không chỉ căn cứ vào Giấy phép kinh doanh của khách hàng.

5.2.4. Kiêm soát và tài trợ rủi ro theo chuân mực NH đã thiêt lập nghiêm túc hon

Bảo đảm xử lý nợ triệt để:

Thu hồi nợ đến hạn, phát hiện kịp thời các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ có vấn đề, nợ xấu và nợ xử lý rủi ro.

Kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ

Thường xuyên rà soát những sơ hở trong quy trình cho vay, bao gồm cả quy trình ban hành và việc tuân thủ cả quy trình ở tất cả các cấp NH. Nghiên cứu đưa ra các sản phẩm tín dụng riêng biệt phù hợp với từng vùng, khu vực, ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau để phù hợp với sự phát triển của nhu cầu xã hội.

Tăng cường việc kiểm tra địa điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng thường xuyên. Đối với các khoản vay có vấn đề, ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề, cán bộ quan hệ khách phải kiểm tra hồ sơ khoản vay để tìm kiếm cơ hội để yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro. Cán bộ quan hệ khách khi giải ngân cho vay khách hàng cần tư vấn và khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm khoản vay nhằm đảm bảo nguồn vốn được an toàn khi khách hàng có rủi ro xảy ra.

Theo dõi, thu hồi nợ

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động SXKD của KH nhằm đánh giá tiến độ thực hiện phương án vay vốn, đồng thời, tận dụng những

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 10598442-2283-011330.htm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w