ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may việt nam giai đoạn 2000- 2005 pdf (Trang 32)

ĐẾN NĂM 2010

1. Định hướng

“Chiến lược tăng tốc” phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến 2010 đã đề ra nhiệm vụ cho ngành là giải quyết việc làm, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, tạo ra bước nhảy vọt cả về số lượng lẫn chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến việc đầu tư cho các công nghệ mới nhất, thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, với điều kiện về vốn còn eo hẹp như hiện nay thì việc đầu tư mua mới toàn bộ là khó thực hiện. Bởi vậy, các doanh nghiệp cũng nên tận dụng các thiết bị đã qua sử dụng kết hợp nâng cấp các thiết bị đó để có thể phát huy được công suất cao nhất.

Mỗi doanh nghiệp nên làm chủ một vài loại công nghệ, đầu tư theo hướng chuyên môn hóa bởi vì các doanh nghiệp không có đủ năng lực để có thể đầu tư vào nhiều loại công nghệ và như vậy mới có thể tạo ra các mặt hàng chất lượng cao là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp mình. Có thể lấy đơn cử một vài đơn vị có mặt hàng đặc trưng như Công ty may Việt Tiến với áo sơ mi; May Nhà Bè là veston; May Phương Đông là sản phẩm jeans và thun; Dệt Phong Phú là sản phẩm jeans và khăn cao cấp, May 10 là áo sơ mi nam…

2. Mục tiêu

Mục tiêu chiến lược phát triển ngành Dệt may tới 2015 là “phát triển ngành Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”. Mục tiêu này đã được Đảng và nhà nước quán triệt.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may việt nam giai đoạn 2000- 2005 pdf (Trang 32)