Quy trình xử lý miễn, giảm thuế được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau: (biểu 8).
Ngày Bộ phận 1 Phòng/ tổ HC 1. Nhận hồ sơ ghi sổ nhận 3 3 Phòng/ đội
QLDN thông báo HS chưa đạt2. Kiểm tra TTHS 3. Kiểm tra XĐ số thuếđược miễn, giảm
4. Lập hồ sơ trình xét miễn, giảm 8. Báo cáo tổng hợp
kết quả quyết toán
3
Phòng
TH-DT miễn giảm của Chi cục4.1. Thẩm định HS
T.Cục Bộ TC T.Cục Bộ
1.4.Ưu điểm và điều kiện áp dụng của thuế GTGT ở Việt Nam:
1.4.1.Ưu điểm của thuế GTGT:
Cũng như bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới, đối với đời sống kinh tế của nước ta, thuế luôn đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.Vì vậy có một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận động, phát triển của nền kinh tế và mở cửa hội nhập kinh tế với các nước khu vực và trên toàn thế giới là điều thực sự cần thiết và hết sức cấp bách.
Quán triệt tinh thần đó, ngày 10 tháng 5 năm 1997 Luật thuế GTGT đã được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 và được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 3 quốc hội khoá XI ngày 18 tháng 6 năm 2003, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2004.
Qua hơn bẩy năm áp dụng, Luật thuế GTGT đã bộc lộ những ưu điểm nổi trội, thể hiện tính đúng đắn của việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu trước kia:
- Thuế GTGT là một sắc thuế trung lập về kinh tế, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu luân chuyển, không tính trên toàn bộ giá cả của hàng hoá, dịch vụ, do vậy thuế GTGT đã khắc phục được tình trạng đánh trùng, lặp của thuế doanh thu trước đây, đồng thời thúc đẩy chuyên môn hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Thuế GTGT khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Thể hiện ở những quan điểm mà Luật thuế GTGT áp dụng cho một số đối tượng không chịu thuế. Thuế GTGT không thu vào vốn nên khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta.
6. Xử lý kết quả QĐ Phòng/ tổ
TH-XLDL và Thanh tra
7. Kiểm tra tại doanh nghiệp
- Thuế GTGT có diện bao quát rộng, "tương lai thuế GTGT sẽ trở thành sắc thuế chủ yếu" bao gồm hầu như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Thuế GTGT không những đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước mà còn đánh vào khâu nhập khẩu hàng hoá, một phần làm tăng nguồn thu cho NSNN, tăng giá vốn hàng nhập khẩu, hạn chế hàng nhập khẩu; một phần khuyến khích và bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa, "và sẽ bù đắp được nguồn thu thuế nhập khẩu khi cắt giảm thuế theo cam kết quốc tế”.
- Thuế GTGT chỉ áp dụng 3 mức thuế suất đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tính thuế của đối tượng nộp thuế và trong quản lý thuế của cơ quan thuế chức năng.
- Thuế GTGT góp phần khuyến khích hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trên cơ sở áp dụng thuế suất 0% đối với mặt hàng xuất khẩu, do đó làm giảm giá thành của mặt hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắc căn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước. Do đó thuế GTGT khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh khi mua hàng hoá phải có hoá đơn đầu vào và khi bán hàng hoá phải xuất hoá đơn theo quy định. Với nguyên tắc đó, thuế GTGT sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, gian lận trong việc ghi chép hoá đơn.
Hoạt động mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn chứng từ kèm theo được đưa vào nề nếp là tiền đề cho việc áp dụng tin học vào quá trình quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý thu thuế được tốt hơn, do đó sẽ hạn chế được thất thu cho NSNN.
Như vậy ta đã thấy rõ, việc thay thế một sắc thuế còn nhiều tồn tại là thuế doanh thu trước đây, bằng một sắc thuế tiên tiến, khoa học, đó là thuế GTGT là một cải cách đúng đắn, phù hợp với việc phát triển kinh tế trong nước và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.