HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ

Một phần của tài liệu Bản tin KHCN Doanh nghiệp 06.2021 (Trang 34 - 36)

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc người được chủ đơn ủy quyền.

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp

+ 2 bản tờ khai đăng ký của một trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp (theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ);

+ 5 mẫu nhãn hiệu đính kèm với kích thước 8 x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);

+ 2 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký (áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp);

+ 2 bản mô tả sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế);

+ 2 bản mô tả giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích);

+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền;

+ Tài liệu khác liên quan (nếu có).

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả

+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục Bản quyền tác giả;

+ Giấy cam đoan của tác giả sáng tác ra tác phẩm;

+ Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;

+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm;

+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;

+ Chứng minh nhân dân của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập… ( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ sở hữu tác phẩm là pháp nhân);

+ Văn bản đồng ý của các tác giả trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;

+ 2 bản tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 2 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

Lưu ý: tác phẩm được nộp kèm theo hồ

sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp khác nhau.

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng

+ Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây trồng theo mẫu;

+ Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật theo mẫu quy định;

+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;

+ Tài liệu khác như tài liệu chứng minh quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu tiên…

Nộp hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký.

Địa chỉ nộp đơn đăng ký: - Cục Sở hữu trí tuệ:

386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội Tổng đài: (04) 3858 3069, (04) 3858 3425, (04) 3858 3793, (04) 3858 5156 - Cục Bản quyền tác giả Số 33 ngõ 294/2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội - Cục Trồng trọt Nhà A6, số 2 Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Theo dõi hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho đến khi nhận được quyết định cuối cùng về việc đăng ký

Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển sang các giai đoạn thẩm định khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu từ 20-28 tháng, kiểu dáng công nghiệp từ 14-17 tháng…

Trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo về

tiến hành công việc, thông báo thiếu sót, thông báo dự định từ chối… Do đó, người nộp đơn cần hết sức chú ý để tránh trường hợp đơn đăng ký bị từ chối đăng ký.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định đơn đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc không đồng ý cấp Giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.

Đăng ký tài sản trí tuệ quốc tế

Đăng ký sở hữu trí tuệ quốc tế là hình thức ghi nhận tài sản trí tuệ và chủ sở hữu, tác giả của tài sản trí tuệ đó trên hệ thống đăng bạ quốc gia, được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Việc đăng ký sở hữu trí tuệ giúp thúc đẩy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần tạo sự tin tưởng trong mối quan hệ với các đối tác.

Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép các quyền sở hữu trí tuệ đó, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức sâu, rộng và hội nhập thị trường như hiện nay, đăng ký sở hữu trí tuệ là một trong những điều mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm và đánh giá sự cần thiết của nó. Doanh nghiệp dù trong hay ngoài nước, dù lớn hay nhỏ cũng cần xây dựng uy tín với đối tác và người tiêu dùng, đăng ký tài sản trí tuệ là căn cứ pháp lý để phát triển những lợi ích của mình.

Một phần của tài liệu Bản tin KHCN Doanh nghiệp 06.2021 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)