gắn với bền vững
Thời gian tổ chức: 26/06/2019
Đơn vị thực hiện: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế
Nội dung hội thảo:
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Về phía các Bộ, ngành có sự góp mặt của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng… Ngoài ra, Diễn đàn quy tụ đại biểu đại diện 13 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và khoảng 500 lãnh đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhìn lại tình hình kinh tế trong nước và thế giới trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, năm 2019, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi so với những năm trước đây; tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhiều nền kinh tế đang gặp khó khăn và suy giảm tăng trưởng. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, là một trong những điểm sáng về phát triển và tăng trưởng kinh tế trong khu vực.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao chủ đề của VBF giữa kỳ 2019; đồng thời, tiếp tục khẳng định, trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, doanh nghiệp mới thực sự là chủ thể; là lực lượng chính để thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. “Bởi không ai khác, doanh nghiệp có nguồn lực, có khả năng sử dụng nguồn nhân lực và áp dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cũng là người cung cấp đầu vào cho sản xuất và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm doanh nghiệp cần tập trung nhiều hơn vào trách nhiệm xã hội nhất là trong các vấn đề liên quan tới kinh tế, pháp lý và đạo đức.”
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Chính phủ cũng tập trung tái cấu trúc nền kinh tế gắn với tăng trưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt, nhắm tới tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng nhất là các ngân hàng thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; tái cấu trúc ngành năng lượng, theo hướng sạch, tái tạo, gió, mặt trời, khí thiên nhiên; tái cấu trúc các ngành, sản phẩm và lĩnh vực kinh tế gắn với ứng phó với biến đổi khi hậu, bảo vệ môi trường. Song song đó, Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ về giao thông, đô thị, nông thôn để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, chú trọng giáo dục đào tạo - vốn là quốc sách hàng đầu và là nhân tố quyết định cho sự phát triển và tăng trưởng bền vững của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay.
VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 23
VBF giữa kỳ 2019 đã đặt lên bàn đối thoại rất nhiều nội dung đáng chú ý, như: Nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng và Nhóm Công tác Năng lượng đã trình bày về tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng nhanh và bền vững bao gồm năng lượng, PPP, xử lý chất thải, giao thông công cộng; Nhóm Công tác Thị trường Vốn và Nhóm Công tác Ngân hàng đã nhấn mạnh vấn đề tăng cường tiếp cận thị trường vốn Việt Nam một cách bền vững, phát triển chính phủ điện tử và nền kinh tế số...
Cộng đồng kinh doanh trong nước và nước ngoài đã gửi đi một thông điệp rất rõ ràng. Họ muốn không chỉ là một phần của nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ là bộ phận sẽ tận dụng tối đa những cơ hội mà Chính phủ hành động đang kiến tạo, mà còn là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là khi trong năm 2019, môi trường kinh doanh Việt Nam đã và đang có thay đổi lớn. Việc thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ngay trong những tháng đầu năm 2019, tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (VEFTA) dự kiến được ký kết vào cuối tháng 6 này sẽ mang lại cả cơ hội lẫn áp lực cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiêp Việt Nam ngay trên sân nhà.
Theo sbv.gov.vn.
Tổng thuật hội thảo Trở lại trang đầu