Hội thảo khoa học chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bản-tin-NCKH-số-6-Tháng-6.2019 (Trang 27 - 32)

Thời gian tổ chức: 14/06/2019

Đơn vị thực hiện: Viện chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nội dung hội thảo:

Phát biểu khai mạc Hội thảo Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng, NHNN Phạm Xuân Hòe cho biết, đây là đề tài khoa học được lãnh đạo NHNN “đặt hàng” với tính ứng dụng cao. Bởi phát triển bền vững nói chung và phát triển tín dụng xanh nói riêng đã trở thành vấn đề cấp thiết. Đề tài được nghiên cứu triển khai là nguyên liệu đầu vào thực hiện chính sách của Chính phủ, các bộ ngành.

Trình bày các nội dung chính của đề tài nghiên cứu,Ths.Cát Quang Dương - Ủy viên HĐQT NHTMCP Công thương Việt Nam chủ nhiệm đề tài cho biết, để thực hiện thành công chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững cần huy động nguồn lực của toàn xã hội. Hệ thống ngân hàng với vai trò quan trọng là dẫn vốn cho nền kinh tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước thông qua hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế. Do đó, một chính sách tín dụng để hướng ngành ngân hàng tới mục tiêu phục vụ tăng trưởng xanh là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thiết thực cao. Nhận thức được vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh tại Việt Nam”.

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 24

Đề cập đến mục tiêu tổng quát của đề tài, Ông Cát Quang Dương cho biết, ngày 20/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 (Quyết định 403). Tại Quyết định này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ số 37 về “Hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực hoạt động tài chính – tín dụng của các ngân hàng thương mại phục vụ tăng trưởng xanh”. Tại Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, NHNN được giao phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong triển khai nhiệm vụ số 46, 47 liên quan đến huy động nguồn lực (tài chính) cho biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

“Xây dựng một khuôn khổ chính sách và các chương trình tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh tại Việt Nam. Mục tiêu nhằm nghiên cứu một cách có hệ thống cở sở lý luận của chính sách tín dụng, mối quan hệ, tác động qua lại của chính sách tín dụng và tăng trưởng xanh; Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về vấn đề này. Phân tích, đáng giá thực trạng chính sách tín dụng của Việt Nam trong mối quan hệ với tăng trưởng xanh; Kết quả đạt được và những tồn tại. Đề xuất một khung khổ chính sách và hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm hướng chính sách tín dụng phục vụ tăng trưởng xanh”, ông Dương nhấn mạnh.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách tín dụng phục vụ cho tăng trưởng xanh, mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng và vai trò của chính sách tín dụng trong tăng trưởng xanh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách tín dụng của Việt Nam trong mối hệ với tăng tưởng xanh qua các giai đoạn, trong đó tập trung vào các năm từ 2012 đến 2016, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hướng chính sách tín dụng phục vụ cho tăng trưởng xanh giai đoạn 2017 – 2020.

Chủ nhiệm đề tài cũng đưa ra những đóng góp của đề tài như: khái quát hóa những vấn đề cơ bản về tăng trưởng, tăng trưởng xanh; tín dụng, chính sách tín dụng trong mối tương quan với tăng trưởng xanh (tín dụng xanh); Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và thực tiễn của Việt Nam trong việc triển khai các chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng thực hiện tín dụng xanh tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Lợi ích về phương diện quốc gia, các chính sách tín dụng xanh đóng góp tích cực cho sự phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo và cải thiện chất lượng đời sống nhân dân; là cơ hội để các tổ chức tài chính, tín dụng xanh quốc tế đầu tư vốn vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách tín dụng xanh là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi trong và ngoài nước; cơ hội nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Về lâu dài, tránh được những rủi ro về môi trường và đem lại sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng xanh mang lại cơ hội sử dụng sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, hạn chế được việc sử dụng sản phẩm độc hại. Bên cạnh đó, tín dụng xanh giúp hỗ trợ cải

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25

thiện môi trường sống, duy trì và bảo tồn lợi ích về tài nguyên cho thế hệ mai sau. Ngoài ra, vai trò của tín dụng xanh còn được thể hiện ở việc nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, doanh nghiệp và các cá nhân về tầm quan trọng của đầu tư xanh trong phát triển bền vững.

Phát biểu tham luận xung quanh nội dung chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh, PGS.TS Trần Thị Thanh Tú – Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, khái niệm ngân hàng xanh được hiểu là một ngân hàng xây dựng được một chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện ở việc cũng cấp các dịch vụ ngân hàng thỏa mãn các tiêu chí đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xã hội. Một ngân hàng được coi là “xanh” khi thỏa mãn cả hai điều kiện: Về ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ xanh, Về dài hạn. có một chiến lược kinh doanh dài hạn đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và cả tiêu chuẩn về đảm bảo môi trường.” Tín dụng xanh là việc các TCTD cho vay đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất “”xanh” bao gồm các hoạt động tiêu dung, đầu tư, sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường (không gây hại và góp phần bảo vệ môi trường)”, bà Tú nói.

Đề cập đến kết quả ứng dụng các giải pháp, đề xuất của đề tài, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, Hà Thu Giang cho biết, mục tiêu phấn đấu của ngành Ngân hàng đến năm 2025: 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng; Ít nhất 10-12 ngân hàng có đơn vị/bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro môi trường và xã hội. 60% ngân hàng tiếp cận được nguồn vốn xanh và triển khai cho vay các dự án tín dụng xanh.

Về nhóm giải pháp khuyến khích các TCTD xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng xanh, ban hành độc lập hoặc lồng ghép trong chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh hàng năm. Khuyến khích các ngân hàng xây dựng chính sách cụ thể cho các lĩnh vực môi trường nhạy cảm. Thông qua khảo sát của NHNN đối với các TCTD về lĩnh vực tăng trưởng xanh, tín dụng xanh (thực hiện vào tháng 3/2019), sự hiểu biết của các TCTD về tín dụng xanh đã được cải thiện đáng kể, cụ thể: 19 TCTD đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội, 13 TCTD tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh. 10 TCTD đã xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các ngành/lĩnh vực xanh và đã quan tâm dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh… Theo sbv.gov.vn.

Tổng thuật hội thảo Trở lại trang đầu

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 26

ẤN PHẨM KHOA HỌC THÁNG 6 -2019 1. Đối Mặt Tư Bản 1. Đối Mặt Tư Bản

Nguồn: NXB Trẻ Tác giả: Philip Kotler Dịch giả: Nguyễn Hằng Giới thiệu ấn phẩm:

Bằng một cuộc tấn công bất ngờ, cuộc Đại Khủng hoảng đã cho thấy ngành tài chính có nhiều kẽ hở và nguy cơ xảy ra bong bóng. Nhưng những hậu quả tiếp sau còn bộc lộ nhiều vấn đề hơn: đó là nhược điểm quá nghiêm trọng về cấu trúc, có thể đe dọa cả nền kinh tế và phúc lợi xã hội.

Có quá nhiều khó khăn cần giải quyết: thiếu việc làm với mức lương cao, bán thất nghiệp, nợ tiêu dùng lớn, số trẻ em đang sống trong nghèo đói quá nhiều. Các công ty đa quốc gia và siêu giàu chuyển tiền đến các thiên đường thuế trong khi chúng ta – giai cấp trung lưu, các công ty gia đình, những người đang nỗ lực để có cuộc sống tốt hơn – chỉ biết chờ đợi và cố gắng.

Điều gì đã xảy ra với Giấc mơ Mỹ? Philip Kotler, nhà tư tưởng quản trị hiện đại, đồng thời là một nhà kinh tế học được đào tạo bài bản đã kết luận: “Chủ nghĩa tư bản không còn vận hành như trước kia. Mười bốn vấn đề có liên quan đến nhau đang cản trở nền kinh tế thị trường từng rất thành công của nước Mỹ. Hậu quả là hiện tại, nền kinh tế Mỹ đang phải vất vả đấu tranh để duy trì vị thế là động lực của tăng trưởng và thịnh vượng, là bánh lái định hướng trong thời kỳ hỗn loạn.”

Cuốn sách Đối mặt tư bản đưa ra đánh giá tổng quan về những điểm dễ bị tổn thương của hệ thống kinh tế Mỹ. Bỏ qua những yếu tố nhiễu như các vụ cãi vặt chính trị, đổ lỗi cho nhau hay ý thức hệ căng thẳng, cuốn sách phân tích chi tiết những rắc rối đang xảy ra. Tác giả tổng hợp rất nhiều dữ liệu, phân tích và ý tưởng, xem xét các lập luận trái ngược nhau để tìm ra yếu tố chính cần nghiên cứu. Và rất nhiều đề xuất được đưa ra để giải quyết vấn đề cũng như khắc phục nhược điểm của nền kinh tế.

Từ tác động của kẽ hở thuế lên bất công bằng thu nhập đến ảnh hưởng tiêu cực của giới vận động hành lang cho doanh nghiệp lên chính trị, những giải thích rõ ràng của tác giả đã cung cấp bức tranh toàn cảnh và sâu sắc về những khía cạnh cần nắm được của vấn đề. Cuốn sách xem xét các thách thức mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt, sau đó tập trung vào nền kinh tế Mỹ trên các nội dung:

- Phúc lợi của người lao động sụt giảm thế nào khi lương tối thiểu không đủ sống, và các công ty phó mặc cho người dân đóng thuế lo phần còn lại… và tác giả đưa ra các ý tưởng về giải pháp tăng lương tối thiểu, đồng thời đảm bảo số việc làm mất đi chỉ ở mức thấp nhất và duy trì được khả năng cạnh tranh toàn cầu.

- Công nghệ và tự động hóa đã thay đổi các ngành công nghiệp, từ âm nhạc, bán lẻ đến chế tạo, đe dọa làm mất thêm việc làm… từ đó tác giả có các chiến lược mở rộng

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 27

cơ hội nhờ tinh thần doanh nhân, chương trình dạy nghề, đào tạo các lĩnh vực STEM. - Chu kỳ kinh doanh thịnh-rồi-lại-suy – bản chất của nền kinh tế tư bản – đã làm nước Mỹ trải qua 33 cuộc khủng hoảng từ năm 1857 đến nay… và các đề xuất chính sách để xoa dịu nền kinh tế quá nóng, giảm thiểu đầu cơ và chiến lược cho các doanh nghiệp trong thời kỳ hỗn loạn.

Tất cả các nhược điểm – như nền kinh tế bị tài chính hóa, các công ty chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận trong ngắn hạn, thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vấn đề môi trường bị bỏ qua… – đều có liên quan đến nhau và đều khắc phục được. Đối mặt với chủ nghĩa tư bản đã phác họa đầy đủ về những thách thức lớn nhất mà quốc gia chúng ta đang gặp phải cũng như vạch ra hướng đi mới rõ ràng để tiến tới một xã hội đem lại cơ hội tốt hơn, công bằng hơn cho mọi công dân.

Viện Chiến lược Ngân hàng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này!

Giới thiệu sách Trở lại trang đầu

2. Fintech 4.0

Nguồn: Nxb Công Thương Tác giả: Yoshitaka Kitao Dịch giả: Nguyễn Thị Thảo Giới thiệu ấn phẩm:

Fintech 4.0 - Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính

Cuốn sách này được tác giả Kitao Yoshitaka viết với mục đích không giống như sách nhập môn thường thấy của các học giả hay chuyên gia tài chính, mà tác giả muốn nó hướng tới những nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang ngày đêm chiến đấu để tạo ra cuộc cách mạng FinTech (“financial technology”, có nghĩa là “công nghệ trong tài chính).

Ông coi họ là những chiến binh của cuộc cách mạng này. Mỗi chiến binh (nhà lãnh đạo doanh nghiệp) đó có ước mơ (mục tiêu) gì, họ hiện thực hóa chúng bằng phương pháp và phương tiện (kỹ thuật) nào, tác giả sẽ viết về những điều đó chân thực như nó vốn có. Và mặc dù là người biên soạn, Kitao Yoshitaka hoàn toàn không yêu sách hay nhũn nhặn với bất cứ ai trong số họ.

Minh chứng đầu tiên đã được công bố vào ngày 2 tháng 3 năm 2017, và nó nhanh chóng trở thành tin tức hàng đầu của báo chí trong và ngoài nước ngay hôm sau, về một thử nghiệm thành công tại một tập đoàn tài chính. 47 ngân hàng, tương đương với một phần ba số ngân hàng ở Nhật Bản, đã tham gia sự kiện này. Một tập đoàn tài chính, vốn kiêm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ hối đoái cả trong và ngoài nước, đã sử dụng thành công công nghệ phức tạp blockchain để tạo ra nền tảng thanh toán RC Cloud. Nền tảng này ứng dụng vào công nghệ đám mây (cloud), một hệ thống thanh toán thế hệ mới, lần đầu được tạo ra bởi một đối tác liên doanh của Tập đoàn SBI chúng

VIỆN CHIẾN LƯỢC NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 28

tôi – Công ty Ripple của Mỹ. Với nền tảng mới này, việc chuyển tiền sẽ gần như được thực hiện ngay lập tức, với mức phí chỉ bằng một phần mười so với trước đây.

Các công ty tài chính cần nhận thức được rằng, xét về độ ảnh hưởng, cuộc cách mạng FinTech lần này có sức lan tỏa gấp nhiều lần so với cuộc cách mạng Internet trước đó. Bởi các khách hàng của chúng ta chắc chắn sẽ không bận tâm đến việc phải trung thành với những công ty tài chính truyền thống, họ sẽ nhanh chóng nắm bắt những cơ hội mới để thu được nhiều lợi ích cho bản thân. Nếu các công ty tài chính không thay đổi kịp thời thì khách hàng sẽ bỏ đi, trật tự hiện tại sẽ bị phá vỡ chỉ trong thời gian ngắn. Và đây sẽ là cuộc cách mạng diễn ra đồng thời trên phạm vi toàn thế giới.

Tác giả và 17 doanh nhân cùng viết cuốn sách này vẫn đang nỗ lực khám phá, tìm hiểu với niềm tin mang lại những kết quả giúp ích cho xã hội thông qua việc hiện thực hóa cuộc cách mạng đó.

Viện Chiến lược Ngân hàng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này!

Giới thiệu sách Trở lại trang đầu

Một phần của tài liệu Bản-tin-NCKH-số-6-Tháng-6.2019 (Trang 27 - 32)