Qua phân tích đặc điểm của vốn lưu động cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến vốn lưu động chúng ta có thể đưa ra một số nguyên tắc sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc 1: bảo đảm thoả mãn nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh đồng thời sử dụng vốn lưu động có hiệu quả.
Nhiệm vụ cơ bản đặt ra cho các doanh nghiệp là với khốI lượng sản phẩm sản xuất ra theo kế hoạch được dự tính theo nhu cầu thị trường, làm thế nào để có được tỷ lệ đúng đắn giữa số vốn lưu động với kết quả sản xuất. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải tìm biện pháp để tăng cường hiệu quả của đồng vốn lưu động bỏ ra. Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn lưu động đúng đắn, hợp lý và phải tổ chức nguồn tài trợ
phù hợp.
Nguyên tắc 2: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của vật tư hàng hoá, sự luân chuyển của vốn lưu động và sự vận động của vật tư hàng hoá luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Do đó quản lý tốt vốn lưu động phải đảm bảo sử dụng vốn lưu động trong sự kết hợp với sự vận động của vật tư hàng hoá. Điều đó có nghĩa là tiền chi ra phải có một lượng vật tư nhập vào theo một tỷ lệ cân đối hoặc số sản phẩm được tiêu thụ phải đi kèm với số tiền thu về nhằm bù đắp lại phần vốn đã bỏ ra. Có như vậy mới không xẩy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau
Nguyên tắc 3: Tự cấp phát và bảo toàn vốn lưu động:
Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực hiện nguyên tắc này một mặt doanh nghiệp phải chủ động khai thác sử dụng các nguồn vốn tự có, mặt khác tìm cách huy động khai thác các nguồn vốn huy động bên ngoài sao cho đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thâp nhất và đảm bảo sự an toàn của doanh nghiệp, sử dụng vốn một cách thận trọng và tiết kiệm. Đồng thời tổ chức và sử dụng vốn lưu động đúng mục đích, có hiệu quả. Có như vậy vốn lưu động mới phát huy được hết hiệu quả sử dụng của nó
đem lại đà tăng trưởng vững mạnh cho doanh nghiệp
1.2.5. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp.
+ Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động trong từng thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục. Giúp doanh nghiệp đưa ra kế hoạch, tổ chức huy động vốn nhằm hạn chế tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao, làm giảm lợi nhuận của doanh ngiệp, đồng thời cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
+ Lựa chọn hình thức khai thác huy động vốn lưu động;
nghiệp, vừa đáp ứng kịp thời vốn cho nhu cầu vốn lưu động tối thiểu cần thiết một cách chủ động, vừa giảm được một khoản chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hang hoá kém phẩm chất…mà doanh nghiệp phải đi vay để duy trì sản xuất với lãi suất cao, chịu sự giám sát của chủ nợ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Tổ chức tốt vốn lưu động ở khâu mưa sắm, dự trữ sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
Doanh nghiệp muốn tổ chức tốt ở khâu mua sắm, dự trữ sản xuất thì phải tận dụng nguồn vật tư tại địa phương gần nhất, tìm bạn hàng làm ăn có uy tín để giữ mối quan hệ lâu dài đảm bảo nguyên vật liệu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần kiểm tra thường xuyên đốI với quá trình mua sắm vật tư, sản xuất, tiêu thụ dựa trên cơ sở phân tích chặt chẽ, tránh tình trạng ứ đọng vốn nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá dự trữ thừa. Doanh nghiệp cần xác định quy mô hợp lý việc dự trữ, tồn kho đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cũng là một biện pháp quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng hết công suất máy móc thiết bị để hạ giá thành và như vậy doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều dản phẩm làm ra. Ngoài ra cần tăng cường công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
+ Làm tốt công tác thanh toán công nợ:
Doanh nghiệp cần chủ động trong công tác thanh toán công nợ, chủ động thanh toán tiền hàng, hạn chế tình trạng bán hàng không thanh toán được tiền, vốn bị chiếm dụng làm phát sinh nhu cầu về vốn cho sản xuất dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch làm phát sinh chi phí sử dụng vốn lẽ ra không có. Muốn vậy doanh nghiệp phải theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu đốI với khách hang bang việc đưa ra chính sách bán hàng thích hợp như: chiết khấu, giảm giá …đồng thời phải bố trí cơ cấu vốn trong kỳ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Khi doanh nghiệp đi vay vốn mà bị chiếm dụng vốn trở thành nợ khó đòi thì sẽ làm tăng rui ro tài chính cho doanh nghiệp. Vì vậy, để chủ động phòng ngừa doanh nghiệp cần tiến hành lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo hiểm có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
+ Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc quản lý và sử dụngvốn lưu động
Thực hiện biện pháp này đòi hỏI doanh nghiệp phải tăng công tác kiểm tra tài chính đốI với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu dự trữ, sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
+ Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính. Đây là những ngườI hoạch định các chiến lược cho doanh nghiệp nên phải năng động, nhậy bén với thị trường, huy động linh hoạt các nguồn vốn có lợi nhất để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm đảy mạnh quản lý vốn lưu động để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trên thực tế mỗi doanh nghiệp có những khó khăn và thuận lợi khác nhau, do vậy từng doanh nghiệp phải
căn cứ vào các biện pháp chung để từ đó đưa ra cho mình phương hướng, biện pháp cụ thể có khả năng thực hiện nhất nhằm quản lý vốn lưu động, thực hiện bảo toàn vốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.