có năng lượng cao. Những chất mang màu này phát triển trên ngọn của các cây khác, sắp xếp thành một dãy dài hàng trăm nanomet. Vì bản chất của nó là hấp thụ rất tốt năng lượng mặt trời, nên chất mang màu sẽ tự sắp xếp đủ xa nhau để duy trì dòng điện, nhưng cũng lại đủ gần để chuyển các electron. Kết quả đó là một quy trình sản xuất an toàn về mặt môi trường dành cho các pin mặt trời có tiềm năng không giới hạn cũng như một chất xúc tác lành mạnh đối với ngành trồng thuốc lá, Các pin này hoàn toàn có hiệu quả cao như pin mặt trời bằng silic, nhưng chúng lại có khả năng phân hủy sinh học và có thể coi như một loại pin dùng tạm thời hoặc dùng một lần rồi bỏ. Tất nhiên, vẫn tồn tại một hạn chế: các nhà nghiên cứu của Trường ĐH California hiện còn chưa chứng minh được rằng, các tế bào biến ánh sáng thành năng lượng có thể sử dụng ngay được. Chắc chắn còn cần nhiều thời gian nữa, những chiếc pin mọc lên từ thiên nhiên này mới có thể lắp ghép vào các dụng cụ tiêu dùng làm nguồn cung cấp năng lượng, chưa nói đến việc tham gia vào mạng lưới điện chung. Nhưng chính tại đây sẽ xuất hiện một ngành sinh học rất thú vị. “Ăn cắp” bản đồ gen của thực vật để tạo ra những cấu trúc tổng hợp, có thể cung cấp năng lượng sạch để dùng trong cuộc sống của chúng ta thì quả là một ý tưởng đẹp, mang tính cách mạng.
Popsci
mỹ: GiỚi Thiệu kho Sấy ThuốC lá nănG lượnG mặT Trời
Công ty Long Tobacco Barn (LTBC) có trụ sở tại Edgecombe County, North Carolina đang phát triển một nguồn năng lượng mới sấy thuốc lá bằng năng lượng mặt trời và khí propan, hiệu quả sấy được nâng lên đến 29%. Kho sấy mới được trình diễn tại Farmer Field Day vừa qua ở Nam Carolina. Công đoạn sấy chiếm khoảng 20% chi phí lưu động và 15% trong tổng chi phí sản xuất lá. Nhà nghiên cứu trường Đại học, ông Clemson Russell Henderson cho biết, kho sấy năng lượng mặt trời không có tường gạch bọc bên hoặc mái cách nhiệt, và thay vào đó là một túi không khí thu nhiệt mặt trời. Không khí đi vào buồng sấy từ dưới cùng của các vách bên, và không khí được kéo qua các túi không khí xung quanh buồng sấy và quay trở lại lò đốt. Lò sấy của LTBC cũng đã được chứng minh là rút ngắn thời gian sấy khô lá bằng cách bao bọc buồng sấy trong một máy hấp thu không khí năng lượng mặt
trời. Ông David Reed, một nhà nông học tại Virginia Tech, trong 03 năm qua phát hiện thấy rằng, kho sấy năng lượng mặt trời tiêu thụ nhiên liệu trung bình ít hơn 25% trong quá trình sấy, mặc dù dữ liệu từ năm 2009 cho thấy, nó đạt được hiệu quả trung bình hơn 29% trong 7 lần sấy. Ý tưởng về kho sấy năng lượng mặt trời được khởi xướng trong những năm 1970, khi ông Bob Pope, Chủ sở hữu và Giám đốc điều hành của LTBC, còn là một sinh viên kiến trúc tại Đại học North Carolina State. Một lò sấy thuốc lá tiêu chuẩn có chi phí khoảng 36.000 USD, trong khi một kho sấy bằng năng lượng mặt trời tương đương dự kiến sẽ có giá 35.000 USD. Ông Pope cho biết, kho sấy bằng năng lượng mặt trời có thể đã sẵn sàng cho ứng dụng thương mại sớm nhất là năm 2013.
Southest Farm Press