NHỮNG VẤN ĐỀ KH&CN CÒN TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG SẢN XUẤT THANH LONG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu cay Thanh Long (Trang 29 - 31)

LONG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

✳ Giống thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn, được thị trường Trung Quốc và Đài Loan ưa chuộng, nhưng lại có nhiều hạn chế là dễ bị nhiễm bệnh, thịt mềm.

✳ Công tác quản lý chất lượng giống chưa chặt chẽ, hầu hết hộ sử dụng giống tự sản xuất hoặc giống mua không rõ nguồn gốc. Chưa hình thành được hệ thống sản xuất và cung ứng giống chất lượng tại các vùng trồng tập trung.

✳ Việc mở rộng diện tích nhanh hiện nay đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn cung vượt cầu, nhất là vào thời điểm chính vụ.

✳ Việc sản xuất thanh long chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, thanh long trồng trụ xi-măng với khoảng cách dày (2,5 m x 2,5 - 2,7 m) vẫn chiềm tỷ lệ lớn mặc dù Viện Cây ăn quả miền Nam đã khuyến cáo nên trồng theo mô hình giàn chữ T bar.

✳ Về phân bón thì sử dụng phân vô cơ là chủ yếu, phân hữu cơ được sử dụng ít hoặc ở dạng chưa hoai mục.

✳ Việc lạm dụng thuốc BVTV làm tăng chi phí đầu tư, gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.

✳ Hộ trồng thanh long tham gia VietGAP chưa nhiều do chưa nắm bắt được kiến thức và ngại ghi chép, giá cả không chênh lệch giữa sản xuất GAP và không sản xuất theo GAP.

✳ Các HTX chưa phát huy vai trò liên kết trong sản xuất, tiêu thụ thanh long. Năng lực quản lý của Hội đồng quản trị, ban giám đốc HTX còn hạn chế, đa số chưa đủ năng lực xúc tiến thị trường xuất khẩu chính ngạch.

✳ Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản xuất còn yếu, mới chỉ thực hiện được giữa nhà nước, nhà khoa học và nông dân, còn liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp còn lỏng lẻo.

✳ Tổ chức kinh tế hợp tác, các HTX, THT sản xuất tiêu thụ thanh long thiếu nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là đầu tư xây dựng kho lạnh dự trữ thanh long, chưa ký được hợp đồng bán sản phẩm ổn định.

✳ Dịch vụ cung ứng vốn tín dụng trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện nhưng nhìn chung còn nhiều vướng mắc nên khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của nông hộ còn gặp hạn chế.

✳ Bên cạnh đó, do ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH làm nguồn nước tưới cho thanh long (Binh Thuận) chưa đảm bảo nhu cầu sản xuất đặc biệt là các tháng mùa khô. Hiện tượng xâm nhập mặn, khô hạn (ĐBSCL) trong các tháng mùa khô cũng ảnh hưởng sinh trưởng và năng suất.

Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nhằm khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH là giải pháp cần thiết cho cây thanh long.

Chính vì vậy, việc đánh giá lại các kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất, đúc kết kinh nghiệm thực tế của người sản xuất để xây dựng tài liệu Hướng dẫn gói kỹ thuật canh tác cây thanh long thích ứng với biến đổi khí hậu là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu cay Thanh Long (Trang 29 - 31)