ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Một phần của tài liệu de-thi-hoc-ki-1-ngu-van-lop-10-ha-noi-co-dap-an-dtvj2022t2 (Trang 34 - 39)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

“...Người ta cứ nghĩ mùa thu là mùa của tàn phai. Mùa của nỗi buồn vụ vỡ như

từng hạt mưa rơi chậm trên mái nhà. Mùa thu không buồn đến thế. Mình nghĩ mùa thu là mùa xuân thứ hai của đời người, bởi vì đất trời nở hoa bằng những chiếc lá vàng bay. Mùa thu, là mùa xuân thứ hai của cuộc đời, có nghĩa là chúng ta đã đi qua thời thanh xuân bỏng cháy, mùa hạ nồng nàn để đến đây! Mùa thu làm chúng ta trở nên đằm thắm hơn…”

(Trích Thương của Nguyễn Bảo Trung – trang 74, NXB Hội Nhà Văn, 20/8/2019) Câu 1: Tìm những cụm từ miêu tả về mùa thu. (1 điểm)

Câu 2: Tác dụng của phép điệp trong đoạn trích? (1 điểm)

Câu 3: Thông điệp mà tác giả gởi gắm trong đoạn trích? (1 điểm)

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày

hè trong Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi.

---HẾT---

GỢI Ý ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1: Những cụm từ miêu tả về mùa thu: “là mùa của tàn phai”; “đất trời nở hoa”; “chiếc lá vàng bay”…

Câu 2: Tác dụng của phép điệp trong đoạn trích: Nhấn mạnh vẻ đẹp về mùa thu và những đặc sắc của mùa thu mà không mùa nào có được.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack Câu 3: Thông điệp mà tác giả gởi gắm trong đoạn trích: Hãy có cái nhìn, có cách cảm nhận sâu sắc về mùa thu, để đến được mùa thu chúng ta phải đi qua mùa xuân và mùa hạ, và con người cũng thế, trải qua năm tháng và những thăng trầm thì trở nên đẹp một cách đằm thắm hơn.

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè trong Cảnh ngày hè, Nguyễn Trãi.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

c.1/ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận. c.2/ Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

*Bức tranh thiên nhiên:

- Cảnh ngày hè:

+ Màu sắc: xanh, đỏ, hồng. + Hương thơm của hoa sen.

+ Động từ mạnh: "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn" góp phần thể hiện trạng thái cảnh vật.

+ Âm thanh: cuộc sống, con người, tiếng ve. + Đảo ngữ.

→ Bức tranh thiên nhiên sống động, có sự hài hòa về màu sắc, đường nét, âm thanh, con người và cảnh vật.

*Vẻ đẹp tâm hồn:

- Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên ngày hè tươi đẹp. - Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack - Tấm lòng ưu ái với dân với nước:

+ Điển tích " Ngu cầm".

+ "Dẽ có": Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, cơm no áo ấm cho muôn dân.

→ Vẻ đẹp tâm hồn: Yêu nước thương dân.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

SỞ GD&ĐT ……… TRƯỜNG THPT ………

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 10 MÔN: NGỮ VĂN 10

NĂM HỌC: 2021 – 2022

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề kiểm tra này gồm: 02 trang)

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu ở dưới:

“19.5.70

Được thư Mẹ... Mẹ của con ơi, mỗi dòng chữ, mỗi lời nói của mẹ thấm nặng yêu thương, như những dòng máu chảy về trái tim khao khát nhớ thương của con. Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ là giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào con đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lí tưởng. Ba năm qua, trên từng chặng đường con bước, trong muôn vàn âm thanh hỗn hợp của chiến trường, bao giờ cũng có một âm thanh dịu dàng tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc bên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống Thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.”

(Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà Văn, 2005)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,5)

Câu 2: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn trích? (1,25)

Câu 3: Anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay đối với tổ quốc. (1,25)

II. Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận bài thơ “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Kiêm.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

(SGK Ngữ văn 10, NXB Giáo dục 2006)

---HẾT---

GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Đọc hiểu (3 điểm) I. Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.

Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt với ba đặc trưng cơ bản sau:

- Tính cụ thể:

+ Thời gian 19.5.70.

+ Nhân vật cụ thể: “ con” - Đặng Thùy Trâm, nhân vật “ con” đối thoại nội tâm với “ mẹ”

+ Nội dung: Nỗi nhớ mẹ, nhớ gia đình, nhớ quê hương.

- Tính cảm xúc: Giọng điệu thân mật, tha thiết, những câu cảm thán, câu nghi vấn thể hiện nỗi niềm nhớ nhung tha thiết với người thân, quê hương.

( có dẫn chứng cụ thể trong văn bản)

- Tính cá thể: Ngôn ngữ nhật kí của một bác sĩ trẻ giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú, sống có trách nhiệm, có lí tưởng.

Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack Câu 3: HS tự triển khai theo suy nghĩ cá nhân tuy nhiên cần phải đảm bảo được một số kiến thức sau:

- Tổ quốc hay quê hương, đất nước là nơi gắn bó máu thịt với mỗi con người từ khi sinh ra.

- Suốt bốn nghìn năm dựng nước và giữa nước, Việt Nam đã có bao tấm gương chiến đấu hi sinh làm nên đất nước giàu mạnh, phát triển như ngày hôm nay.

- Là thanh niên, học sinh cần có ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, có tình yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm học tập tiếp thu tri thức, rèn luyện thể chất…để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

(Lưu ý: Với câu 1, câu 2 thí sinh có thể viết theo cách gạch đầu dòng. Với câu 4,

thí sinh phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh mới đạt điểm tối đa.)

Một phần của tài liệu de-thi-hoc-ki-1-ngu-van-lop-10-ha-noi-co-dap-an-dtvj2022t2 (Trang 34 - 39)