1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm văn Nghị luận về một bài thơ, đặc biệt sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so sánh, chứng minh.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, trình bày rõ ràng. - Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song Khiêm và bài thơ Nhàn, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau:
2.1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
2.2. Thân bài: Cảm nhận:
Về nội dung: Bước đầu hiểu được quan niệm Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Câu 1, 2:
+ Hình ảnh: mai, cuốc, cần câu + Điệp từ - số từ: một
→ Cuộc sống lao động như một lão nông tất cả đã sẵn sàng, chu đáo;phong thái ung dung và bình thản
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: Học Cùng VietJack → Nhàn thể hiện ở sự ung dung, phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng vui thú với điền viên.
- Câu 3, 4:
+ Đối, cách nói ngược nghĩa: dại >< khôn, vắng vẻ >< lao xao.
+ Tìm về nơi vắng vẻ, tĩnh lặng của của thiên nhiên trong lành, lánh xa chốn lao xao, ồn ào, đầy bon chen danh lợi.
→ Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon
chen, tìm về nơi vắng vẻ, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. - Câu 5, 6: Bức tranh bốn mùa xuân, hạ, thu, đông với cuộc sống đạm bạc, với
cảnh sinh hoạt đời thường, mùa nào thức ấy, có mùi vị, hương sắc trong sáng, thanh khiết.
→ Nhàn là sống thuận theo tự nhiên, thưởng thức những thức có sẵn theo mùa ở
nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
- Câu 7, 8: Tìm đến rượu để say nhưng là tỉnh , tỉnh để nhận ra cuộc đời “ phú quý
tựa chiêm bao”.
→ Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.
Qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên, thôn dã, quan niệm sống nhàn ta cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao, sâu sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Về nghệ thuật:
- Ngắt nhịp độc đáo, linh hoạt: 2/2/3; 2/5; 1/3/3; 4/3… - Biện pháp tu từ đăc sắc: Ẩn dụ, liệt kê, số từ… - Sử dụng điển cố.
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu tính triết lí.