Hoạt động ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường diễn ra rất sôi động, tuy nhiên để cạnh tranh và tồn tại được đòi hỏi các ngân hàng phải trnh lập quỹ dự phòng để xử lý các rủi ro khi xảy ra. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là chủ trương cực kỳ sát hợp bởi vì nó đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức bách trong thực tiễn, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cũng cần tuân thủ theo những quy định nhất định cụ thể:
- Một là, việc thực hiện lập quỹ dự phòng rủi ro phải thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định, tiền trích lập quỹ được đưa vào chi phí, đối tượng làm cơ sở trích lập quỹ dự phòng là tất cả các tài sản có khả năng rủi ro chứ không chỉ là dư nợ tín dụng hay nợ quá hạn. Mức trích căn cứ vào mức độ rủi ro của tài sản, được khống chế ở mức tối đa, có tính đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Định kỳ trích lập và sử dụng hàng quý để ngân hàng kịp thời giải quyết các rủi ro và điều chỉnh các hoạt động của mình theo hướng cần thiết. Đối tượng được bù đắp rủi ro từ khoản dự phòng này là các loại rủi ro phát sinh từ hoạt động của ngân hàng, trong đó có rủi ro tín dụng.
- Hai là, quỹ dự phòng bù đắp rủi ro phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mức trích và nguồn trích phải căn cứ vào nguyên nhân và mức độ gây ra rủi ro cho ngân hàng.
- Ba là, chỉ sử dụng quỹ dự phòng bù đắp cho những rủi ro tín dụng gây ra bởi nguyên nhân khách quan, còn những thiệt hại tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng thì phải được bù đắp bằng vốn tự có.
3.2.4. Tăng cường quản lý cho vay.
Trong ngân hàng còn yếu kém về quản lý, đặc biệt là quản lý tind dụng, dẫn tới chất lượng tín dụng bị giảm sút, nợ quá hạn cao, trong đó một bộ phận không có khả năng thanh tốn, làm thấ thốt một lượng vốn lớn.Trọng của các ngan hàng là phai tăng cường quản lý cho vay( phân loại khách
hàng, thực hiện các nguyên tắc cho vay, các điều kiện đảm ảo cho vay như cầm cố thế chấp) trogn khi vẫn đảm bảo cho góp phần cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng cao và ổn định.
Nếu tăng vốn cho ngân hàng và xử lý nợ quá hạn là biện pháp chủ yếu để lành mạnh hố ngân hàng thì quản lý cho vay và tăng cường giám sát tài chính là các biện pháp nhằm ngăn ngừa phat sinh các khoản nợ xấu mới.
Để gảm rủi ro tín dụng, trước khi cho vay ngân hàng càn tiến hành đánh giá hiểu quả và rủi ro các khoản cho vay đó. Có nhiều pương pháp đánh giá rủi ro tín dụng khac nhau song phương pháp áp dụng phỏ biến nhất hiện nay là phương pháp “5C”.
- Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu thể hiện tiềm lực tài chính của khách hàng. Trong khi đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng vay cần đánh giá thực trạng tài chính của người đi vay và thu nhập dự kiến của họ.
- Khả năng trả nợ quyết định chất lượng tín dụng. Khi đánh giá khả năng hồn trả phải phân tích được dòng tiền vào và ra, đánh gía được thu nhập và lợi nhuận trong tương lai của khách hàng để khẳng định nguông trả nợ dựa vào bảng tổng kết tài sản của khách hàng.
- Đặc tính liên quan đến khả năng độc lập của khách hàng. Khách hàng phải có khả năng độc nập cao trong trong kinh doanh, có năng lực kinh doanh nhưng không quá mạo hiển.
- Điều kiện là các yếu tố bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng, có thể liên quan trực tiếp đến rủi ro của khoản vay. Người phân tích tín dụng phải dự dốn những trường hợp xấu nhất để lường trước những rủi ro phát sinh trong trong suốt thời gian cho vay, nhất là nhưng khoản vay trung và dài hạn.
Các chỉ tiêu trên cần được lượng hố trên cơ sở và ngân hàng căn cứ vào đó để cho vay hay không. Ngồi ra, các ngân hàng phải áp dụng hệ thống trong đó việc thực hiện thẩm định và cho vay phai được thực hiện bởi hai bộ phận khác nhau, độc lập và kiểm tra lân nhau từ khi tiếp nhận dự án đến khi phê duyệt hợp đồng cho vay.
Để đảm bảo an tồn cho vay, hạn chế rủi ro và thất thốt, ngân hàng của các nước phát triển thường lựa chọn đối tơựng cho vay và theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Khách hàng mới và không đủ tin cậy thì phải có tài sản thế chấp hay ký quỹ co tính thanh khoản cao. Ngược lại ở các nước đang phát triển thế chấp tài sản dường như là bắt buộcvà phổ biến để tránh rủi ro.
Cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc quản lý các khoản vay:
- Sàng lọc và giám sát khách hàng: thu thập thông tin về khách hàng, xếp loại mực độ tín nhiệm của họ. Việc chuyên môn hố cho vay tạo điều kiện thuân lợi để ngân hàng nắm chắc và hiểu rõ về khách hàng.
Quan hệ khác hàng lâu dài và quy tắc tín dụng: Quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng có lợi cho cả hai. Ngân hàng biết được nhiêu thông tin hơn về khách hàng, khả năng rủi ro giảm cả hai đều muốn duy trì quan hệ lau dài và khách hàng có thể hưởng những ưu đãi từ phía ngân hàng.
- Thế chấp và số dư tài khoản: Tài sản thế chấp có thể được ngân hàng đem bán để bù đắp những tổn thất do người đi vay – người thế chấp gây ra. Một dạng của thế chấp bắt buộc khi cho vay thượng mại là số dư tài khoản, nghĩa là khách hàng phải giữa một số vốn tối thiểu nhật định trong tài khoản ở ngân hàng cho vay.
3.3. một số kiến nghị
- Nhà nước cần chỉ đạo cấc cấp, các ngành quan tâm tháo gỡ khó khăn nhất là đối với các doanh nghiệp thua lỗ, có sản phẩm ứ đọng và có nợ quá hạn Ngân hàng không có khả năng trả nợ.
- Các cơ quan chức năng cần kiểm tra và chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, chỉ cấp một bản gốc duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng tài sản thế chấp nhiều nơi để vay vốn gây thất thốt vốn của Ngân hàng.
- Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch tốn đúng theo pháp lệnh Hạch tốn kế tốn và Thống kê,đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời. Nhằm giúp cho các Ngân hàng có được các thông tin tài chính giúp cho việc phân tích tín dụng được chính xác.
- Luật pháp hố các quy định về an tồn trong hoạt động Ngân hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát và bắt buộc các Ngân hàng phải thực hiện đầy đủ các qui định của pháp luật trong hoạt động tín dụng. Cần hết sức thận trọng trong việc xét đủ điều kiện khi thành lập các Ngân hàng cổ phần, nâng cao tính ổn định và vững chắc của Ngân hàng hiện có.
3.3.2 kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam
- Quyết định số 67 của Chính phủ đã mở ra cho hoạt động Ngân hàng thực sự đi vào đời sống nhân dân, tạo điều kiện để Ngân hàng gần dân sát dân hơn, tạo điều kiện cho dân vay vốn để phát triển kinh tế. Song hiện nay ở một số vùng làm kinh tế trang trại, nông lâm trường lại đang rất khó khăn trong việc vay vốn vì họ chỉ có Biên bản giao thầu đất mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, nếu cho vay thế chấp biên bản giao thầu đất là không đúng với chế độ, mà nếu cho vay thì họ có thể vay được từ nhiều nguồn sẽ không đảm bảo chất lượng tín dụng. Vậy nên NHN0&PTNT Việt Nam cần có những giải pháp để giúp đỡ các thành phần kinh tế nói
- Hiện nay đang diễn ra tình trạng nhiều tổ chức tín dụng cùng đầu tư cho một khách hàng (cạnh tranh cho vay chứ không phải cho vay đồng tài trợ) nhưng lại rất thiếu thông tin về khách hàng, tiềm ẩn rủi ro cao . Để các tổ chức tín dụng có đủ lượng thông tin cần thiết để phòng ngừa rủi ro, vậy NHN0&PTNT Việt Nam cần củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng(CIC),trung tâm thông tin (TRR) định kỳ hoặc đột xuất các trung tâm này có những thông tin cảnh báo cho các tổ chức tín dụng hoặc khi cần các tổ chức tín dụng có thể khai thác được những thông tin cập nhật, chính xác, thông tin chất lượng đủ độ tin cậy,góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng.
3.3.3 Kiến nghị đối với NHNo&PTNT Bắc Giang
- Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi số nợ tồn đọng, nợ quá hạn cũ, hạn chế hết sức việc phát sinh sự quá hạn mới.
- Tăng cường tài sản xiết nợ, thực hiện xử lý tài sản thế chấp cầm cố có hiệu quả hơn nhằm nhanh chóng giải phóng vốn cho NHNo&PTNBG đặc biệt là số tài sản còn bị kẹt ở những vụ án lớn do NHNo&PTNT Bắc Giang quản lý.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động liên doanh liên kết nhằm giảm tình trạng vốn bị đọng và rủi ro cao. Đa dạng hố hơn nữa các hoạt động đầu tư.
Kết luận
Nước ta đang trong quá trình đổi mới, bên cạnh những thuận lợi do quá trình hội nhập mang lại thì chúng ta cũng gặp không ít khó khăn. Để đối đầu và giải quyết khó khăn đòi hỏi đất nước ta phải có một nền tài chính vững mạnh, mà ngành ngân hàng là một trong những ngành đại diện cho sức mạnh ấy. Song hoạt động trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, phải nói rằng yếu tố rủi ro là vô cùng lớn. Rủi ro là một hiện tượng khách quan của mọi lĩnh vực. Nhưng nếu chúng ta sớm có giải pháp phòng ngừa
và hạn chế rủi ro, thì rủi ro nếu có sẩy ra cũng có nhưng phương hướng giải quyết, tránh được những tổn thất cho xã hội. Nói như vậy để thấy rằng vai trò của việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế và hạn chế rủi ro chiếm một vị trí quan trọng, có tính chiến lược. Đây là một nhiệm vụ phức tạp, khó khăn đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức của các nhà kinh tế. Vì vậy với khả năng và trình độ của một sinh viên em chỉ xin đưa ra một vài ý kiến nhỏ trong khối giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng mà các nhà kinh tế ít nhiều đã đề cập đến. Mong rằng đó sẽ là một đóng góp nho nhỏ vào chiến lược phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Giang.
Qua đây cho phép em một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn Phan Hữu Nghị, cùng tồn thể các thầy cô giáo trường Đại học kinh tế quốc dân hà nội, các cán bộ đặc biệt là nhưng anh chị cán bộ phòng tín dụng NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang đã giúp em hồn thành đề tài này.