Chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ chuyên trách về quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Giang pps (Trang 41 - 44)

biệt là cán bộ chuyên trách về quản trị rủi ro.

Việc tuyển dụng nhân việc nên coi trọng như việc đánh giá cán bộ. Nên chọn đúng người đúng việc, căn cứ vào khả năng thực có của họ chứ

chọn nhiều hoặc ít quá, vì hai khả năng này đều dẫn đến sự bất cấp trong vấn đề bố trí công tác.

Việc xác định nhu cầu tuyển dụng nên xuất phát từ cơ sở, định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng. Ngồi ra cần nêu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động để lựa chọn những người có năng lực thực sự.

Thông qua phỏng vấn trực tiếp để đánh giá phần nào năng lực của từng người ...

Trên đây là một số điểm cần lưu ý trong khâu tuyển dụng. Việc tuyển dụng được làm tốt sẽ hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ mà còn nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng, từ đó nâng cao uy tín của ngân hàng.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thì vấn đề đào tạo và đào tạo lại chuyên mon cho đội ngũ cán bộ ngân hàng luôn cần được quan tâm. Bởi nhhư chúng đã biết, khoa học ngày càng phát triển đã cho ra đời những máy móc ngày càng hiện đại hơn, như vậy chúng ta sẽ bị tụt hậu so với tiến bộ của lồi người. Mà ngân hàng là một ngành cần nắm bắt những công nghệ hiện đại hơn bao giờ hết. Do vậy hàng năm ngân hàng nên tổ chức những đợt tập huấn nhằm nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ nhân viên. Nên thuê thêm những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực ngân hàng để tư vấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Tổ chức các cuộc thi tay nghề (nghiệp vụ), tài trợ du học cho các cán bộ có năng lực... Việc tổ chức đào tạo chuyên môn gồm một số giai đoạn lần lượt sau:

- Thực hiện đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của ngân hàng và mức độ đáp ứng nhu cầu hiện đại. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là phát hiện những hụt hẫng về kiến thức của mỗi cán bộ khi thực hiện các chức trách cụ thể và tác động của những thiếu sót đó đến kết quả công việc.

- Tổng hợp các nhu cầu cụ thể về đào tạo cán bộ - Ưu tiên lựa chọn ứng cử viên đi đào tạo là cán bộ, chuyên gia có triển vọng và năng lực nhất, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của ngân hàng.

- Lập kế hoạch và ngân sách đào tạo theo từng bộ phận. - Giám sát quá trình đào tạo cán bộ và kết quả đào tạo.

- Tổng kết công tác đào tạo sau một năm, xây dựng các phương pháp động viên cá nhân với việc sử dụng một số khuyến khích về tinh thần và vật chất.

Quá trình đào tạo chuyên môn cho cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng cần đi vào bề sâu. Nhân viên tín dụng không chỉ phải biết rõ về các nghiệp vụ tín dụng mà còn phải am hiểu các vấn đề xã hội cũng như một số vấn đề về các ngành kinh tế then chốt, về giá, thị trường. Có như vậy mới bảo đảm giảm tối thiểu được rủi ro khi tiến hành cho khách hàng vay vốn.

+ Bố trí công tác.

Hiện nay hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều gặp phải các vướng mắc trong công tác tổ chức và phân chia quyền hạn của cán bộ ngân hàng. Bộ máy tổ chức của ngân hàng quá khồng kềnh, song lại hoạt động kém hiệu quả. Cán bộ tín dụng hiện nay vừa làm công tác thẩm định tín dụng vừa làm công tác cho vay, điều này là cơ hội để cho một loạt những vấn đề tiêu cực xảy ra, thiệt hại tới lợi ích của ngân hàng. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam vẫn tồn tại được trong môi trường rủi ro với khối lượng nhân viên rất ít những giỏi và cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tổng dư nợ bình quân của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi cung cấp cho nền kinh tế trên 25% tổng dư nợ tồn hệ thống, nhưng dư nợ tín dụng chỉ chiếm khoảng 0,2%.

Với lý do phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, đề tài này xin đưa ra một cơ cấu tổ chức tương đối hồn chính để thực hiện nghiệp vụ tín dụng nói

riêng và hoạt động ngân hàng nói chung của một ngân hàng hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam.

Phân cấp quản lý và chế độ báo cáo tín dụng.

Hầu như tất cả các nội dung thẩm định đều được thực hiện bởi các cán bộ tín dụng, nhưng bên cạnh đó vẫn có mối quan hệ theo chiều ngang, chều dọc giữa các bộ phận trong ngân hàng và giữa các chi nhánh trong ngân hàng mẹ. Những mối liên hệ này nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Bắc Giang pps (Trang 41 - 44)