Thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng

Một phần của tài liệu 9225 (Trang 33 - 34)

II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

5. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng

vụ; cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách.

3. Thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hiệu tham nhũng

a) Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Đối với những vụ việc phát hiện có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng phải được tiến hành điều tra làm rõ, nếu vi phạm pháp luật về hình sự thì phải xử lý theo quy định, không xử lý hành chính.

b) Các cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân ưu tiên đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và kịp thời đưa ra xét xử các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng đã được phát hiện; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng, không để vụ việc tồn động kéo dài, nhất là các vụ việc được dư luận quan tâm.

c) Các phản ánh, tố cáo, tố giác, tin báo về hành vi tham nhũng phải được tập trung làm rõ và có kết luận giải quyết; đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác PCTN.

4. Nâng cao năng lực các cơ quan thực hiện công tác PCTN

Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện bố trí cán bộ có trình độ kiến thức và năng lực đảm bảo thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về công tác PCTN. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về PCTN quan tâm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường phương tiện làm việc, chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, liêm chính trong việc thực thi nhiệm vụ công vụ.

5. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng tham nhũng

Cơ quan thanh tra, điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc tham nhũng.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cộng tác với cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các yêu cầu, trung cầu của cơ quan tiến hành tố tụng về

6

giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu phục vụ yêu cầu điều tra vụ án, vụ việc về phòng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu 9225 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)