TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

Một phần của tài liệu 1602666270so 22(28) - tap chi lang nghe viet nam 2020 mau 1 (Trang 28 - 29)

PHONG TRÀO HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

Thiếu tá, Thạc sĩ Phạm Hoàng Điểm, E21-K02

Đại úy Lâm Thành Trung đang tham gia hiến máu tình nguyện

Đến với Bình Thuận, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước một công trình kiến trúc đặc sắc còn sót lại của vương triều Chăm cổ. Tháp Po Sah Inư tọa lạc trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc, và được xem là những ngôi đền cổ nhất của người Chăm. Năm 1991, khu tháp này được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Quần thể công trình Po Sah Inư được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 phục vụ cho nhu cầu thờ thần Shiva, một trong những vị thần có sức ảnh hưởng nhất của Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, đến thế kỷ 15, nơi đây được xây thêm một số ngôi đền đơn giản hơn để thờ công chúa Po Sah Inư, con vua Para Chanh, nổi tiếng là người phụ nữ tài đức vẹn toàn của vương quốc Chăm Pa cổ.

Sở dĩ tháp Chăm níu giữ được trái tim của khách thập phương không chỉ vì nét đẹp thiêng liêng, cổ kính mà còn gắn liền với đó là một giai thoại tình yêu đầy ly kỳ nhưng vô cùng lãng mạn. Đây là chuyện tình giữa nàng công chúa Po Sah Inư và chàng Po Sahaniempar, cặp đôi trai tài gái sắc yêu nhau sâu đậm. Tuy nhiên, vì định kiến xã hội về khác biệt tôn giáo, mối nhân duyên này đã bị chia cắt và chấm dứt trong nỗi oán hận của vị lãnh chúa đạo Hồi – Po Shahaniemar

cùng với một trái tim nguội lạnh của công chúa Po Sah Inư.

Toàn thể di tích được thiết kế theo lối kiến trúc Hòa Lai, những viên gạch đỏ gắn với nhau rất chắc chắn bằng một chất kết dính đặc biệt mà nhiều người cho là nhựa thực vật. Tuy kích thước không quá lớn, nhưng nó chắt lọc toàn bộ tinh hoa của một nền văn hóa Chăm Pa cổ đại. Quần thể khu di tích bao gồm 3 đền tháp. Tháp chính A cao 16m, có 3 tầng với các chi tiết kiến trúc và nghệ thuật gần giống nhau nhưng càng lên trên kích thước giảm dần. Tháp này ngoài thờ thần Shiva còn kèm theo đó là bộ Linga – Yoni, biểu tượng của sinh thực khí nam - nữ, được người Chăm xem là vật thiêng liêng nhất nhằm thể hiện khát vọng sinh sôi, nảy nở. Tháp phụ B nằm tách biệt và hơi chếch về phía Bắc với chiều cao khoảng 12m, có hình dáng kiến trúc giống tháp chính nhưng đơn giản hơn, thờ thần Bò và thần Nandin. Tháp phụ C do ban đầu chỉ dùng để thờ thần Lửa nên có kích thước nhỏ nhất trong ba tháp.

Hàng năm, nơi đây thường xuyên diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc như Rija Nưga, Poh Mbăng Yang…Nhưng ấn tượng nhất phải kể đến là lễ Katê được cộng đồng người Chăm địa phương tổ chức để tưởng nhớ những người đã khuất, các vị anh hùng dân tộc.

Điều này đã tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo vừa gây ấn tượng mạnh trong lòng khách du lịch, vừa giúp du khách trải nghiệm văn hóa Chăm Pa một cách trực quan, sinh động hơn.

Tháp Po Sah Inư được biết đến không chỉ là một địa điểm tham quan, du lịch mà còn được xem là nơi thần linh có thể đáp ứng mọi lời thỉnh cầu. Chính vì vậy, hàng năm du khách khắp nơi đổ về đây mang theo tâm tình cầu nguyện với các vị thần Ấn Độ giáo. Họ mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mình và khao khát một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dân gian cứ thế truyền tai nhau về các ý nghĩa tâm linh mà ngôi đền mang lại, từ đó những câu chuyện huyền bí về nơi này xuất hiện ngày càng nhiều. Cũng vì vậy mà việc cầu nguyện trong khu di tích trở thành một nét văn hóa truyền thống được duy trì qua nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu 1602666270so 22(28) - tap chi lang nghe viet nam 2020 mau 1 (Trang 28 - 29)