0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (Công văn số 4264/LĐTBXH-KHTC ngày 28/10/2020)

Một phần của tài liệu 420201122090602 (Trang 30 -32 )

ngày 28/10/2020)

1

Đề nghị tỉnh rà soát, đảm bảo nội dung quy hoạch tỉnh đầy đủ, phù hợp với quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch

Tiếp thu; rà soát đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định

2 Về nội dung quy hoạch

2.1 Phần I: Các yếu tố, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, xã hội của tỉnh

Đề nghị làm chính xác lại tiêu đề là “ Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Bắc Giang”, bảo đảm đúng theo nội dung quy hoạch tỉnh quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP; làm rõ vai trò, vị thế của tỉnh đối với vùng và quốc gia; dự báo cụ thể hơn tình hình trong nước, thế giới và khu vực tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của tỉnh nói riêng trong thời kỳ quy hoạch (chuyển nội dung tại mục XIV phần II sang phần này).

Tiếp thu, chỉnh sửa tiêu đề; rà soát, sắp xếp các nội dung cho phù hợp và đúng quy định

2.2 Phần II. Thực trạng kinh tế - xã hội, bối cảnh tác động bên ngoài và kịch bản phát triển thời kỳ 2021-2030

Đề nghị nghiên cứu, bổ sung đánh giá các tác động trong thời gian qua và dự báo ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới

Tiếp thu, bổ sung “Tại Mục 4.1. Thực trạng về lao động, việc làm (trang 90-91): Đề nghị bổ sung

đánh giá về phát triển thị trường lao động; thông tin, dự báo và kết nối cung - cầu cầu lao động trên thị trường; hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tổ chức sàn giao dịch việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; an toàn và vệ sinh lao động”.

Tiếp thu, bổ sung thêm phần đánh giá tại Mục 4.1 trong Quy hoạch tỉnh; Phương án quy hoạch Ngành Lao động - TB&XH.

2.3 Phần III. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển, tổ chức/phân bố không gian kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Đề nghị nghiên cứu, bổ sung quan điểm thứ 5 theo định hướng “Bảo đảm phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao đời sống nhân dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn văn hóa vùng dân tộc thiểu số”

Tiếp thu, bổ sung trong nội dung quan điểm phát triển

Tại khoản 2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030 (trang 213-214): “Mục tiêu cụ thể thứ 10 đề nghị sửa là “Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân…%/năm”; đồng thời nghiên cứu, đưa ra mức phấn đấu của tỉnh cao hơn mức bình quân chung cả nước (giai đoạn 2021-2025 cả nước phấn đấu duy trì mức giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ 1-1,5%/năm)”.

Theo Kế hoạch, đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh dự báo còn khoảng 3,0%, thấp hơn so với mức trung bình chung của cả nước. Vì vậy, với phương án đưa ra: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5% là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2030 và đạt tỷ lệ giảm nghèo chung của cả nước.

- Tại mục II. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng (từ trang 219-243): Đề nghị bổ sung tiêu chí xác định các ngành quan trọng của tỉnh theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP; trên cơ sở đó lựa chọn, sắp xếp, tổ chức không gian và đề xuất giải pháp phát triển ngành quan trọng của tỉnh (một số ngành quan trọng, mũi nhọn) để tập trung nguồn lực thực hiện, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

Tiêu chí xác định các ngành có lợi thế đã được thể hiện trong phương án phát triển các ngành công nghiệp; nông lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ. Tỉnh xác định các ngành có lợi thế, các ngành có tiềm năng phát triển là các ngành hiện tại đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành và cơ cấu nền kinh tế; đồng thời, xác định các sản phẩm có tiềm năng phát triển trên cơ sở dự báo xu thế phát triển thời kỳ quy hoạch và trên cơ sở những tiềm năng, lợi thế mà tỉnh có để xác định.

Phương án sắp xếp, tổ chức không gian phát triển các ngành quan trọng được xác định tại Mục V phần III

Các lĩnh lực khác (văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…) đưa sang mục về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo quy định tại Khoản 5 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

Quy hoạch xác định định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực thành mục riêng để thấy rõ xu hướng phát triển trong thời kỳ quy hoạch; đồng thời, phương án tổ chức/bố trí không gian được xây dựng thành mục riêng để thấy rõ được phương án tổ chức không gian kinh tế - xã hội tổng thể của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch

2.4

Phần IV. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện và sử dụng đất thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

“Đề nghị rà soát, thay thế từ “quy hoạch” (trong các nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng giáo dục nghề nghiệp, quy hoạch khảo cổ, quy hoạch tượng đài, quy hoạch cơ sở trợ giúp xã hội…) bằng từ “phương án” để bảo đảm đúng quy định tại Điểm K Khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch”.

Về phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (từ trang 518- 524): Đề nghị nghiên cứu, rà soát, sắp xếp, thu gọn đầu mối cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hình thành các trường cao đẳng đa ngành, đa lĩnh vực nhằm tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, cần tính toán, xác định phương án và lộ trình thích hợp để sát nhập các trường thuộc tỉnh, đảm bảo tính ổn định, không làm xáo trộn, gián đoạn công tác đào tạo; duy trì, phát triển quy mô tuyển sinh, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn của thời kỳ quy hoạch”.

+ Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện sáp nhập 01 trường Cao đẳng và 02 trường Trung cấp.

+ Đến thời điểm hiện tại, số lượng trường Cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn tỉnh là 06 trường (02 Cao đẳng, 04 Trung cấp); trong đó chỉ có 01 trường cao đẳng công lập khối kỹ thuật thuộc tỉnh quản lý (01 Trường cao đẳng do Bộ Công thương quản lý). + Theo Phương án phát triển của ngành, dự kiến trong thời gian tới sẽ nâng cấp 01 trường Trung cấp khối ngành chăm sóc sức khỏe lên thành trường Cao đẳng và sẽ từng bước mở rộng thành trường cao đẳng đa ngành đào tạo khối nghề chăm sóc sức khỏe, văn hóa, xã hội...

Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo được xây dựng đảm bảo phù hợp về quy mô, ngành nghề tuyển sinh, đào tạo, bố trí đều ở các địa phương, không thành lập mới các cơ sở GDNN công lập; tỉnh chỉ quy hoạch phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập.


Một phần của tài liệu 420201122090602 (Trang 30 -32 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×