20/10/2020)
1
Đề nghị bổ sung phương pháp lập quy hoạch tỉnh trong đó lưu ý tới tính kế thừa các quy hoạch trên địa bàn tỉnh giai đoạn trước để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tỉnh trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, cần rà soát bổ sung đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch
2
Việc phát triển các KCN nên xây dựng theo mô hình KCN sinh thái, trong đó ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để bên cạnh việc phát triển nhanh về kinh tế vẫn đảm bảo về môi trường, phục vụ phát triển bền vững. Đồng thời Bắc Giang là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp đa dạng, do vậy trong phương án phát triển nên xem xét tới việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và hướng tới xuất khẩu, đặc biệt với các nông sản thế mạnh như vải, cam,…
Tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo
3
Về quan điểm phát triển (trang 212): ngoài quan điểm đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ KH&CN, nội dung đổi mới sáng tạo cũng phải được bổ sung trong quan điểm phát triển nhằm tăng cường năng lực, khả năng tiếp cận Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong sản xuất và đời sống, nhất là các trụ cột tăng trưởng, tạo động lực cho tăng trưởng của tỉnh
Tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo
4
- Về thực trạng phát triển hạ tầng KH&CN: Báo cáo chưa đánh giá được thực trạng về hạ tầng về KH&CN của tỉnh trong giai đoạn qua (trang 149). Đề nghị bổ sung báo cáo đánh giá được thực trạng về hạ tầng về KH&CN của tỉnh trong giai đoạn qua để từ đó đưa ra các phương án phát triển hạ tầng KH&CN cho Bắc Giang trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (trang 503)
Tiếp thu, chỉnh sửa dự thảo:
5 Về giải pháp phát triển KH&CN:
5.1
Cần khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến các quy trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng của sản phẩm. Tăng cường hỗ trợ các hoạt động xây dựng và bảo hộ sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm trọng điểm, đặc thù của địa phương để nâng cao giá trị gia tăng bền vững cho các sản phẩm tại địa phương và phấn đấu thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
5.2
Trong giai đoạn tới tỉnh cần bố trí nguồn lực về tài chính của địa phương cho tương xứng với yêu cầu phát triển của KH&CN và đổi mới sáng tạo; khơi thông các nguồn lực xã hội, hỗ trợ và thúc đẩy tinh thần sáng tạo, hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ trên địa bàn
5.3
Về danh mục dự án ưu tiên đầu tư: đề nghị rà soát nghiên cứu bổ sung trong lĩnh vực KH&CN, đặc biệt là các dự án về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khu nông nghiệp ứng dụng công nghiệp cao, cơ sở ươm tạo công nghệ cao,… để KH&CN đóng góp cụ thể hơn vào sự phát triển chung của tỉnh