Phóng sự truyền hình

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 43 - 47)

I NHÓM LÀM PHM TRUYỀN HÌNH 1 Yêu cầu chung

2. Phóng sự truyền hình

a.Phân biệt phóng sự truyền hình với tin truyền hình.

Xen kẽ các chương trình thời sự của các đài truyền hình là những phóng sự về những sự kiện xảy ra hàng ngày, hàng giờ; thậm chí hàng phút trên thế giới. Đứng về mặt thời lượng, một phóng sự sự kiện không nhiều hơn một tin là bao nhiêu. Trong chương trình đài truyền hình Việt Nam, tin không quá một phút, các đài truyền hình phương Tây dao động từ 30 - 40 giây còn các phóng sự ít khi vượt quá 3 phút, thậm chí có những phóng sự chỉ độ một phút rưỡi.

Vậy giữa tin và phóng sự truyền hình có sự khác biệt như thế nào? Tin là sự thông báo ngắn gọn về kết quả của một sự kiện, ở “điểm nút” của sự kiện, còn phóng sự là sự phản ánh chi tiết một sự kiện hấp dẫn, một biến cố nóng hổi mà người xem cần quan tâm, cần biết. Phóng sự truyền hình sẽ cho biết sự kiện đó diễn ra như thế nào, cùng với những thông tin bối cảnh của

sự kiện đó: nguyên nhân của sự kiện, tác động của sự kiện: Một sự kiện được nhiều người quan tâm có thể là đối tượng củ một tin truyền hình thông báo nhanh gọn hoặc là đối tượng của một phóng sự với những thông tin lý thú, bổ ích về sự kiện đó.

Không phải bất cứ một sự kiện, một sự việc nào cũng là đối tượng của phóng sự, nhưng có những sự kiện mà nếu biết khai thác những khía cạnh hấp dẫn của nó, nhất là việc cung cấp những thong tin bối cảnh của sự kiện sẽ có thể thực hiện được một phóng sự hay.

Chính đặc điểm phản ánh thời cuộc nóng hổi một cách chi tiết và đi vào chiều sâu đã khiến phóng sự truyền hình mang dáng dấp một ghi nhanh ở báo viết. Thực ra khái niệm thể loại ghi nhanh xuất hiện ở Việt Nam những năm 60, 70 do nhu cầu phản ánh một cách nhanh chóng một hd sản xuất và chiến đấu trên mặt báo.

b. Phân biệt phóng sự truyền hình và phim tài liệu:

Đối với các đài truyền hình phương Tây thì khái niệm “Reportage” chỉ bó hẹp trong sự phản ánh một sự kiện, một biến cố mà dư luận xã hội quan tậ. Yêu cầu phản ánh của các “Reprtage” này là tính hấp dẫn vàtính thời sự cao độ. Do đó nó chỉ bó hẹp trong các bản tin của chương trình thời sự. Chẳng hạn khi sự kiện đầu độc bằng chất độc Xagal ở đường tầu điện ngầm Tokyo xẩy ra thì các phóng viên truyền hình xuất hiện chộp lấy hình ảnh người ta đưa những người bị nạn đi cấp cứu, phỏng vấn nhanh những người có thẩm quyền về vụ đầu độc; bao nhiêu người chết, bị thương, tổ chức nào dính lứu vào, phản ứng của chính quyền thành phố Tokyo, của dân thường ra sao? Đó là những thông tin mà công chúng muốn biết rõ một cách tường tận, đầy đủ dù ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Còn khi phát hiện một vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội tại một khu vực nào đó gây sự chú ý của dư luận thì họ sẽthực hiện các “Documentary” (PTLTH hay Documentaire). Chẳng hạn Documentaire “Borcelên, la riche Catalone” trên đài CFI (Canal France

International) đã đề cập đến các hoạt động thể thao ở thành phố Barcelone, bắt đầu từ đội bóng huyền thoại Barcelone đến các hình thức hoạt động thể thao ở trường học ở các câu lạc bộ Tenis, bóng rổ... Xen kẽ với các ý kiến của các nhà xã hội học thể thao về những hoạt động này đã khái quát được cả một phong trào thể thao ở thành phố Barcelone. Chính vì quan niệm phim tài liệu và phóng sự như vạy nên chúng ta chắc sẽ không ngạc nhiên khi báo chí Phương Tây gọi phóng sự điều tra “Xử lý vi phạm đê ở Hà Nội” là một phim tài liệu. “At the debete peaked, stte Television VTV last week aired an unprecedented 30 minute documentary natiơnwide on the isue” (“vào lúc cuộc tranh luận lên đến đỉnh điểm, đài truyền hình quốc gia Việt Nam tuần qua đã phát sóng khắp toàn quốc bộ phim tài liệu chưa từng có, dài 30 phút về vấn đề này” - Supapohn Kănwerayotin, phóng viên thườngtrú báo Bangkoc Post tại Hà Nội, Ps Hanoi Flood risk worsens số thứ 3, ngày 28/2/1995).

Như vậy, ngoài dạng phóng sự thời sự trên chương trình các đài truyền hình Việt Nam còn có một dạng phóng sự về một vấn đề nào đó. Dạng phóng sự này không chỉ dừng lại ở việc phản ánh đơn thuần mà còn phát hiện vấn đề, mổ xẻ, phân tích và đưa ra kiến nghị, hướng giải quyết cho các vấn đề đó. Tuy mức độ tính thời sự không yêu cầu cao bằng phóng sự thời sự. Nếu áp dụng các quan niệm truyền hình phương Tây thì những phóng sự về một vấn đề được xem là phim tài liệu truyền hình. Cùng sử dụng ngôn ngữ tổng hợp giữa hình ảnh và âm thành và cùng hướng tới một luận đề nhất định nhưng phóng sự truyền hình có thể phân biệt với phim tài liệu truyền hình ở những điểm sau:

Tính thời sự: Phóng sự truyền hình phản ánh một sự kiện nóng hổi hay một vấn đề thời sự trong đó chủ yếu là những thông tin sự kiện trong khi phim tài liệu truyền hình đề cập đến những đề tài lớn hơn với thông tin thẩm mỹ là chủ yếu, về những vấn đề đi vào chiều sâu của tư tưởng, tính nhân văn

sâu sắc hơn với phạm vi phản ánh quy mô lớn. Hình ảnh của phóng sự truyền hình phải là hình ảnh thời sự của hiện tại, còn hình của phim tài liệu truyền hình có thể vừa là hiện tại, vừa là quá khứ.

Có thể nói những vấn đề đặt ra trong phóng sự là những vấn đề nẩy sinh trong một thời điểm nhất định của hiện tại, còn vấn đề đặt ra tỏng phim tài liệu là sự xâu chuỗi của quá khứ, hiện tại thậm chí cả tương lai. Chính vì thế những thước phim tài liệu truyền hình có thể vừa là hiện tại vừa là quá khứ .

Có thể nói những vấn đề đặt ra trong phóng sự là những vấn đề nảy sinh trong một thời điểm nhất định của hiện tại, còn vấn đề đặt ra tỏng phim tài liệu là sự xâu chuỗi của quá khứ, hiện tại thậm chí cả tương lai. Chính vì thế những thước phim phóng sự lưu giữa qua các thời kỳ là nguồn tư liệu quan trọng của phim tài liệu.

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w