Phương pháp phối hợp

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 34 - 36)

I NHÓM LÀM PHM TRUYỀN HÌNH 1 Yêu cầu chung

2.Phương pháp phối hợp

Chúng ta đã biết, cơ sở chho mối quan hệ giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là đề cương kịch bản hay đề cương của tác phẩm. Kịch bản hay đề cương một khi là cơ sở cho mối quan hệ giữa hai người thì bắt buộc phải có. Không có kịch bản truyền hình thì không có mối quan hệ giữa các phóng viên, đIều này là nguyên tắc sẽ là một thuận lợi cho các phóng viên truyền hình trong hoạt động nghề nghiệp. Kịch bản hay đề cương tác phẩm là sợi dây liên kết, chi phối cả phóng viên biên tập lẫn phóng viên quay phim trong suốt quá trình sáng tạo tác phẩm. Trong quá trình sáng tạo tác phẩm có những lúc công việc của người biên tập cũng như quay phim mang tính độc lập tương đối. Ngay cả những công đoạn như vậy, người quay phim hay người biên tập phải lấy kịch bản làm cơ sở cho mình. Kịch bản khi đã được duyệt và đưa vào thực hiện sẽ có tính pháp lệnh đối với cả biên tập

lẫn quay phim. Lúc này, người biên tập tác giả kịch bản cũng không được tuỳ tiện sửa chữa, thay đổi ý đồ của kịch bản (trừ trường hợp đặc biệt).

Khi đã có kịch bản, biên tập trao đổi để quay phim nắm vững chủ đề tư tưởng của tác phẩm, hướng xử lý cho tác phẩm. Nắm vững ý đò tác phẩm phóng viên quay phim sẽ bàn bạc với phóng viên biên tập và kế hoạch thực hiện tác phẩm. Trên cơ sở kịch bản, họ cùng nhau xác điịnh những cảnh quay chủ yếu. Nhưng cảnh quay cụ thể đòi hỏi các phương tiên cho phù hợp. Tác phẩm sẽ thể hiện với phong cách gì? thủ pháp ra sao?… để đạt được hiệu quả cao nhất? Những đIều này phải bàn bạc kĩ lưỡng, chi tiết giữa phóng viên biên tập và phóng viên quay phim. Ngoài ra họ còn phải thống nhất với nhau về mặt thời gian địa đIểm thực hiện tác phẩm. Khi cần thiết hai người phải đi chọn cảnh trước. Trong một loạt vấn dề trên, cần có sự thống nhất cảu hai người. Sự bất đồng ( nếu có) sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện tác phẩm.

Bước vào hậu kì về nguyên tắc khâu này do phóng viên biên tập chịu trách nhiệm. Phóng viên quay phim sau khi giao băng và ghi chú cần thiết cho biên tập, có thể coi là hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên khi cần phóng viên quay phim có thể tham gia dựng giúp cho phóng viên biên tập. Nếu phóng viên biên tập cần tranh thủ ý kiến của quay phim về độ dài của tác phẩm, tiết tấu cho phim. Xét không cần thiết thì thôi.

Trong suốt quá trình công tác, người biên tập cũng như quay phim phải luôn ý thức rằng họ có một mục đích chung, đó là sự thành công cảu tác phẩm. Kịch bản hay đề cương cảu tác phẩm không chỉ là cơ sở cho sự phối hợp giữa phóng viên biên tập và quay phim. Nó còn là cơ sở giải quyết những bất đồng giữa họ trong quá trình thực hiên tác phẩm. Trường hợp họ không thống nhất được với nhau ở một đIểm cụ thể nào đó, thì ý kiến của phóng viên biên tập phải là ý kiến quyết định. Bởi vì người chịu trách nhiệm chính về tác phẩm là phóng viên biện tập chứ không phải là phóng viên quay phim.

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự truyền hình những vấn đề lý luận và thực tiễn. (Trang 34 - 36)