III Tài sản cố định thuê tà
10.7.2. Triển vọng phát triển của ngành
Ngành xây dựng, nguồn tiêu thụ chính của các sản phẩm tôn và thép, duy trì được đà tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID với mức đóng góp ổn định vào nền kinh tế Việt Nam thông qua những dự án phát triển đô thị, hạ tầng và nhà ở. Số liệu tăng trưởng GDP của ngành xây dựng cho thấy mức tăng trưởng vượt trội hơn mức tăng trưởng GDP của cả nước kể từ năm 2013 đến nay.
Hình 21: Tổng quan đóng góp và tăng trưởng GDP của ngành xây dựng ở Việt Nam
BẢN CÁO BẠCH CHÀO BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN ĐÔNG Á
Tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình dịch bệnh trong bốn tháng đầu năm 2020. Sản lượng thép xây dựng và thép dẹt thành phẩm trong nước (bao gồm cả tôn mạ và thép ống) giảm lần lượt 12% và 5% do hoạt động xây dựng chững lại. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh được kiểm soát thành công bắt đầu từ tháng 5, sản lượng tiêu thụ của 2 loại sản phẩm này từ tháng 5 đến cuối năm đã phục hồi tích cực với mức tăng trưởng lần lượt là 1% và 7% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng đáng khích lệ đến từ nhu cầu ổn định từ kênh dân dụng, đẩy nhanh đầu tư công, với tổng giá trị trong 11 tháng đầu năm 2020 tăng 34% so với cùng kỳ, và giá thép có xu hướng tăng, thúc đẩy các nhà phân phối tích trữ hàng tồn kho.
Trong khi đó, xuất khẩu cũng đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ kể từ quý 2 năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng lên nhanh chóng cùng với kích thích đầu tư công thế giới. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài bị gián đoạn, thị trường xuất khẩu tôn và thép Việt Nam được đẩy mạnh. Sản lượng sản xuất năm 2020 của các thị trường thép lớn như EU, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Hàn Quốc lần lượt giảm 12%, 17%, 11%, 16%, 6% so với năm 2019. Xuất khẩu thép và tôn của Việt Nam, vì thế, được lợi nhiều từ sự sụt giảm về nguồn cung thế giới.
Hình 23: Sản lượng sản xuất thép thô của một số quốc gia/khu vực sản xuất lớn 2020
Nước/ Khu vực Sản lượng 2019
(Nghìn tấn) Sản lượng 2020 (Nghìn tấn) % thay đổi Khu vực EU 157.298 138.786 (11,8%) Nga 71.575 73.400 2,6% Mỹ 87.761 72.690 (17,2%) Brazil 32.569 30.971 (4,9%) Trung Quốc 1.001.306 1.052.999 5,2% Ấn Độ 111.350 99.570 (10,6%) Nhật Bản 99.284 83.194 (16,2%) Hàn Quốc 71.412 67.121 (6,0%) Việt Nam 17.469 19.500 11,6%
(Nguồn: Hiệp hội Thép Thế giới)
Với việc nhu cầu phục hồi nhưng nguồn cung thế giới bị gián đoạn, giá thép và tôn tăng mạnh từ nửa cuối năm ngoái, đặc biệt khi nhà sản xuất thép lớn nhất là Trung Quốc đã thực hiện các biện
BẢN CÁO BẠCH CHÀO BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN ĐÔNG Á CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN ĐÔNG Á
pháp cắt giảm sản lượng thép ít nhất đến cuối năm 2021 do các lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường khi ngành thép đóng góp đến 15% tổng lượng phát thải khí nhà kính ở nước này. Giá thép tăng tiếp tục thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các công ty tôn cải thiện. Tuy nhiên, rủi ro giá thép điều chỉnh trong thời gian tới là hiện hữu, dẫn đến việc tỷ suát lợi nhuận của các công ty trong ngành trở lại mức bình thường.
Hình 22: Giá bán HRC (USD/tấn)
(Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam)
Mặc dù vậy, triển vọng dài hạn của ngành tôn Việt Nam vẫn rất lạc quan nhờ vào tăng trưởng ổn định của nhu cầu trong nước. Các động lực thúc đẩy đến từ đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI, điều này cũng thúc đẩy hoạt động xây dựng dân dụng dọc theo các công trình cơ sở hạ tầng và dự án FDI. Đặc biệt, Chính phủ luôn thể hiện sự hỗ trợ lớn đối với ngành. Vào tháng 10/2019, Bộ Công Thương thông báo sẽ áp thuế chống bán phá giá trong vòng 5 năm đối với các sản phẩm tôn mạ màu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Vào tháng 3/2020, Bộ Công Thương gia hạn thêm 3 năm thuế chống bán phá giá cho các các sản phẩm phôi thép xây dựng và thép dài thành phẩm nhập khẩu từ tất cả các nước. Những chính sách này giúp bảo vệ các nhà sản xuất tôn và thép nội địa, không phải lo ngại việc cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ kém chất lượng.