Kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yếu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu bai-thu-hoach-lop-boi-duong-nang-hang-giao-vien-thcs-hang-ii (Trang 57 - 60)

IV. Dự kiến nội dung: 10 nội dung đã học qua khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn chức

3. Kế hoạch hoạt động của cá nhân sau khi tham gia khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yếu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp:

đáp ứng yếu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp:

Từ các kiến thức được bồi dưỡng, tôi có thêm các kiến thức về mặt chuyên môn và công tác làm TPT Đội, vế công tác chuyên môn trong tổ.

Về chuyên môn:

dạy học như các PPDH nhóm, dạy học theo trạm, bàn tay nặn bột, các kĩ thuật dạy học tích cực… dạy học theo trải nghiệm sáng tạo, dạy học tích hợp, liên môn….. các phương pháp này sẽ kích thích được mọi HS tích cực làm việc đặc biệt là những HS yếu bởi chính những HS này sẽ được GV và các bạn cùng nhóm để ý đến nhiều hơn. Khi phát triển được các năng lực trong quá trình học tập tức là HS thấy rõ vai trò vị trí của mình, từ đó sẽ biết nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ, biết hành động vì người khác và đó chính là một cách để hoàn thiện nhân cách người HS.

Để dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS có hiệu quả thì mỗi GV phải tự học tự rèn luyện và phải học hỏi các đồng nghiệp khi tham gia dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn. Để khắc phục dần những khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo định hướng năng HS theo tôi cần làm một số việc sau :

Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực bắt buộc cả GV và HS phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, HS phải chủ động và tích cực hợp tác trong mọi hoạt động.

Yêu cầu GV phải có sự thay đổi về quan điểm, về cách tiếp cận trong việc lựa chọn PPDH, hình thức tổ chức lớp học cũng như thay đổi cách đánh giá HS – dạy học gắn với phát triển năng lực. Muốn làm được điều đó trước hết người GV phải có sự thay đổi trong cách tiếp cận, phải giúp cho HS làm chủ quá trình học tập.

Kết hợp tốt các PPDH truyền thống với các PPDH tích cực. Xác định các PPDH theo đặc thù bộ môn bên canh những PPDH truyền thống cần chú ý các PPDH tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai…

Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học.

Kết hợp tốt các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực. Xác định các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn bên canh những

phương pháp dạy học truyền thống cần chú ý các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp đóng vai… Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lý hỗ trợ dạy học. Với nhiệm vụ được giao là giáo viên tổng phụ trách Đội.

Việc tăng cường giáo dục thể chất, đạo đức lối sống, kỹ năng sống là yêu cầu quan trọng trong đổi mới chương trình giáo dục nói chung và sách giáo khoa nói riêng, trong đó, hoạt động đội có vai trò rất quan trọng trong nhà trường.

Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, lực lượng nòng cốt trong phong trào thiếu nhi. Đội hoạt động trong nhà trường và cả trên địa bàn dân cư. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGD NGLL) hay nói cách khác là hoạt động tổ chức các hội thi trong trường học là hoạt động trọng tâm sau hoạt động giảng dạy, không thể thiếu được ở tất cả các trường phổ thông. Đây là hoạt động thiết thực, có tính giáo dục toàn diện về “Đức, Trí, Thể, Mỹ” cho học sinh nói chung .

Hoạt động Đội thu hút học sinh tham gia đông đảo, không chỉ mang tính bắt buộc mà nó còn lôi cuốn học sinh một cách tự giác, tích cực. Tạo sự tự tin, chủ động, sáng tạo cho học sinh ở bậc học tiểu học và trung học cơ sở.

Với công tác là một tổ phó tổ C/M: Bản than cần phải tăng cường việc tự học tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.

Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong tổ thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành và của trường

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

Tham gia tốt các hội thi do ngành tổ chức đạt kết quả cao.

PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT1. Nội dung kiến nghị 1. Nội dung kiến nghị

Để ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi có một số đề xuất sau:

• Nội dung các chuyên đề: Phù hợp với nhuy cầu học tập đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên

• Hình thức tổ chức lớp học: Phù hợp với tính chất công việc của giáo viên đang đứng lớp. (Học cuối tuần)

• Phân công giáo viên giảng dạy: Đều là những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình truyền đạt kiến thức đến học viên, thân thiện và hòa đồng, giúp học viên dễ dàng trao đổi khi cần.

Một phần của tài liệu bai-thu-hoach-lop-boi-duong-nang-hang-giao-vien-thcs-hang-ii (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w