Việc kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình dạy học nói chung. Trong dạy học tích hợp GDMT việc kiểm tra, đánh giá lại càng cần thiết. Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động GDMT trước hết nó khẳng định mục tiêu giáo dục tích hợp GDMT là cần thiết, là một bộ phận của học vấn phổ thông , đóng góp vào việc hình thành nhân cách cuả HS và ý thức của HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Mặt khác , kiểm tra, đánh giá cũng giúp cho việc củng cố kiến thức, kĩ năng đã đạt được của HS, giúp cho GV đánh giá kết quả dạy học của mình, đặc biệt là đánh giá hiệu quả của việc tích hợp các nội dung GDMT vào bài học.
Nội dung kiểm tra, đánh giá được xác định trên cơ sở mục tiêu GDMT đã được xác định khi xây dựng kế hoạch dạy học và mục tiêu dạy học của bộ môn. Nó có thể là mục tiêu dạy học chung của môn học, của một phần của chương trình, của một chương hoặc của một bài học.
Về hình thức tích hợp GDMT trong các bài kiểm tra có thể có hai dạng:
- Những câu hỏi, bài toán độc lập đề cập đến các hiện tượng, quá trình vật lí đồng thời là các nội dung môi trường ;
- Những câu hỏi, bài toán vật lí có tích hợp các hiện tượng liên quan tới môi trường.
Các câu kiểm tra có thể là các câu hỏi định tính, cũng có thể là các bài toán đòi hỏi phải tính toán định lượng.
Hình thức viết các câu kiểm tra có thể là trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận tuỳ thuộc vào bài kiểm tra được tiến hành vào lúc nào và mục đích của kiểm tra .
Các câu kiểm tra có nội dung GDMT được tích hợp vào các dạng bài kiểm tra với nhiều mục đích khác nhau: kiểm ta vấn đáp bài học trước khi vào bài mới, kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết khi kết thúc một chương, học kì hoặc cuối năm học.
Dưới đây chúng tôi đưa ra một vài ví dụ về các câu kiểm tra có tích hợp nội dung GDMT.
Ví dụ viết các câu kiểm tra liên quan tới thế năng của nước: 1.- Câu hỏi định tính
Em hãy nêu một số hiện tượng trong tự nhiên thể hiện tác dụng có hại của thế năng dòng nước và nêu cách khắc phục tác dụng có hại đó?
2. - Câu hỏi định tính dạng trắc nghiệm khách quan:
Những hiện tượng nào nêu dưới đây không phải do thế năng của nước gây ra ? A. Sự nhiễm nặm tăng cường khi mực nước ngầm vùng ven biển bị hạ thấp. B. Mưa.
C. Sương mù.
D. Hiện tượng sói mòn đất.
3. Bài tập định lượng:
Hãy tính công suất sinh ra do một dòng chảy của nước khi mưa từ một sườn đồi dốc có độ cao 150 m xuống mặt đất, biết lưu lượng dòng chảy là