C. Lượng trữ nước ngầm
v i tổng quan ề hoạt động
1.Giáo viên mở đầu:
Hiện trạng môi trường sống hiện nay: chúng ta đang sống trong một môi trường ngày càng bị ô nhiễm, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng như các thế hệ tương lai sau này. Các nhà khoa học đã cảnh báo: Sự ô nhiễm môi trường làm cho Trái đất đang nóng dần lên gây nên sự biến đổi phức tạp của khí hậu, thời tiết; lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tục... Vậy nguyên nhân chính của các hiện tượng đó là gì? Trách nhiệm của mỗi chúng ta ngăn chặn những biến đổi xấu đó và bảo vệ môi trường hiện nay ra sao?
2. Phát tờ rơi để học sinh nắm được những thông tin cần thiết về hai hiện tượng: ''Hiệu ứng nhà kính" và "lỗ thủng tầng ôzôn".
3. Học sinh trao đổi theo nhóm và phải trả lời được những câu hỏi : nguyên nhân và bản chất của hai hiện tượng trên.
4. Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích những ảnh hưởng do các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp tạo ra các hoá chất, phế thải và các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của con người đã gây nên những hậu quả gì ?
5. Sau khi thảo luận, phân tích học sinh có thể nhập vai của mình để vẽ nên bức tranh về "Hiệu ứng nhà kính" và "lỗ thủng tầng ôzôn" sẽ gây hậu quả nặng nề cho con người nếu con người không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân và của các cấp quản lí nhà nước, các cấp quản lí chuyên môn có một biện pháp cụ thể để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
6. Phân vai: 4 học sinh đóng các vai: A - "Hiệu ứng nhà kính" B - "Lỗ thủng tầng ôzôn"
C - Khí CO2
D - Đại diện cho con người. 7. Nhập vai:
A - Tôi được mọi người đặt cho tên gọi là tầng ôzôn. Tôi nằm cách Trái đất 20 - 30 km và dày 3 km. Nhiệm vụ của tôi là che chắn tia tử ngoại lọt vào Trái đất và hấp thụ nhiệt Mặt trời góp phần giữ cho Trái đất ấm lên. Do tác động nhiều mặt của con người, tôi đã bị "thủng vài ba lỗ".
Qua "lỗ" đó, tia tử ngoại lọt xuống Trái đất gây ra một số bệnh hiểm nghèo cho con người như ung thư da, các bệnh về mắt, làm giảm sức đề kháng của con người, giảm năng suất cây trồng, phá hoại cân bằng sinh thái.
B - Hiệu ứng nhà kính là tôi. Hiện nay mọi người đều nhắc đến tôi như một tên tội phạm. Nhưng mặt tích cực của tôi họ đâu có biết, chính tôi đã giữ nhiệt sưởi ấm cho Trái đất (150C) nếu không có tôi thì Trái đất đã bị lạnh cóng rồi (-180C). Chỉ biết hiện nay họ cứ đổ tại tôi làm Trái đất nóng lên, băng ở hai cực sẽ tan và gây lụt lội ở nhiều nơi trên thế giới. Họ đâu có biết trong " Hiệu
ứng nhà kính" khí CO2 đóng vai trò chủ yếu, khi nồng độ CO2 tăng, nó giữ nhiệt làm Trái đất nóng lên. Vậy CO2 từ đâu bay lên ? CO2 đâu rồi?
C - Tôi đây, tôi được sinh ra do con người đốt than, dầu, củi trong hoạt động hàng ngày; Do các khí thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông đã làm nồng độ của tôi tăng từ 275ppm lên đến 355ppm. Do tôi tăng nhanh làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên. Khi nhiệt độ tăng 1,20C đến 1,50C thì 30 triệu km3 băng ở hai cực tan ra làm mực nước biển dâng cao 20cm tạo ra ngập lụt ở các nước: Hà Lan, Inđônêxia, Ai Cập…Nhưng tôi đâu có muốn như vậy, tôi muốn tất cả chúng ta sống trong môi trường cân bằng sinh thái như xưa chúng ta đã từng sống. Chính con người, chính lòng tham của con người về nhu cầu hưởng thụ đã làm cho mật độ của tôi tăng dày trong khí quyển.
D- Học sinh thứ 4 đại diện cho con người - Vâng chính chúng tôi - con người đã gây ra "Hiệu ứng nhà kính" và "Lỗ thủng tầng ôzôn", nhưng chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm của mình và cần hành động kiên quyết:
Hiện nay các cấp lãnh đạo đã họp bàn để cứu nguy cho tầng ôzôn và làm giảm tác hại do hiệu ứng nhà kính gây ra.
Thoả thuận Kiôtô đưa ra mục tiêu giảm lượng khí thải 1996. Các nước phát triển và đang phát triển phải giảm 5,2% số lượng 6 loại khí thải: CO2, CH4, NO2…trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn 2008 - 2012. Một số quốc gia phải giảm lượng khí thải trong thời gian tới, bao gồm Liên minh châu Âu, Pháp giảm 6% khí thải gây " Hiệu ứng nhà kính ".
Vấn đề bảo vệ tầng ôzôn cũng được đề ra cấp bách năm 1987 các nước đã đưa ra biện pháp cụ thể nhằm thực hiện Công ước về bảo vệ tầng ôzôn, đưa ra danh mục các chất bị kiểm soát.
8. Giáo viên tổng kết và gợi ý học sinh tìm hiểu một số nhà máy, xí nghiệp trong thành phố có khả năng gây ảnh hưởng như thế nào đến hai vấn đề trên.
- Tìm hiểu hoạt động của các nhà máy lớn trên toàn đất nước, xác định những nhà máy đã gây ảnh hưởng xấu đến tầng ôzôn, đến " Hiệu ứng nhà kính ".
- Chỉ ra những hướng cụ thể để giảm bớt ảnh hưởng xấu đến môi trường.
viiI - đánh giá :
Yêu cầu học sinh viết bài phân tích tác hại do những chất phế thải của một số nhà máy, xí nghiệp gây hậu quả tiêu cực cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và hệ sinh