HỘI CHỨNG BÀNG QUANG HƯ HÀN a Bệnh nguyên:

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC THẬN - BÀNG QUANG ppsx (Trang 74 - 86)

a- Bệnh nguyên:

b- Bệnh sinh:

Bàng quang là nơi chứa đựng và bài xuất nước tiểu (ước thúc). Nếu vị Thận dương hư suy tất nhiên chức năng này sẽ bị ảnh hưởng. Trên lâm sàng sẽ quan sát được dấu chứng của Thận dương hư cùng với triệu chứng của bàng quang bất cố (không kiềm giữ) như đái són, đái dầm.

c- Triệu chứng lâm sàng:

- Người mệt mỏi, lưng gối mỏi yếu. - Liệt dương, di tinh.

- Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng nhợt,

- Đái són, đái dầm, đái lắt nhắt, dòng nước tiểu không mạnh mà ri rỉ. - Rêu lưỡi mỏng, mạch tế nhược.

d- Bệnh lý YHHĐ thường gặp: - Phì đại tiền liệt tuyến.

- Lão suy, suy nhược cơ thể.

- Bệnh lý tủy sống vùng thắt lưng cùng. e- Pháp trị:

Ôn Thận cố sáp. Bài thuốc sử dụng gồm: - Tang phiêu tiêu tán.

- Cùng đê hoàn.

* Phân tích bài thuốc Tang phiêu tiêu tán:

Có nhiều bài thuốc được mô tả dưới tên gọi Tang phiêu tiêu tán. Bài thứ nhất có xuất xứ từ Thiên Kim phương dùng trị sản hậu, dương khí suy kém, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Bài thứ 2 có xuất xứ từ Bản thảo diễn nghĩa có tác dụng an thần, định tâm chí trị chứng hay quên, tiểu nhiều. Bài thứ 3 có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng dùng trị ghẻ độc. Bài thứ 4 có xuất xứ từ Chứng trị chuẩn thằng dùng trị phụ nữ tiểu nhiều. Bài thứ 5 có xuất xứ từ Nghiệm phương trị dùng trị sản hậu tiểu nhiều. Bài thứ 6 có xuất xứ từ Nữ khoa chỉ yếu dùng trị tiểu nhiều, tiểu són.

Bài thuốc dưới đây có xuất xứ từ Tân Biên Trung y kinh nghiệm phương. Tác dụng điều trị: Ôn Thận cố sáp.

Chủ trị: Chứng tiểu lắt nhắt, tiểu són, tiểu không tự chủ ở những bệnh nhân lão suy, Tỳ Thận dương hư.

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Tang phiêu tiêu

Ngọt, mặn, bình. Ích Thận cố tinh. Trị di tinh, đái són đái nhiều lần. Quân

Quy bản

Ngọt, mặn, hàn. Bổ Tâm Thận. Tư âm. Quân

Thỏ ty tử

Quân

Đảng sâm

Ngọt, bình.

Bổ trung, ích khí, sinh tân chỉ khát. Thần

Đương quy

Ngọt, cay, ấm.

Dưỡng huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh.

Thần

Long cốt

Ngọt, sáp, bình. Trấn kinh, an thần, sáp tinh. Tá

Phục thần

Ngọt, nhạt, bình.

Lợi thủy, thảm thấp. Bổ Tỳ, định Tâm. Tá

Viễn chí

Đắng, ôn. An thần, ích trí, tán uất, hóa đờm, tiêu ung thũng. Tá Phúc bồn tử Không rõ

Bài thuốc có xuất xứ từ “Trương Trọng Cảnh”.

Tác dụng điều trị: Ôn bổ Thận dương, cố trường sáp tinh. Phân tích bài thuốc: (Pháp Bổ - Ôn)

Vị thuốc

Dược lý YHCT

Vai trò của các vị thuốc

Phá cố chỉ

Cay, đắng, đại ôn. Bổ mệnh môn tướng hỏa. Nạp Thận khí. Quân

Phụ tử

Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc.

Hồi dương, cứu nghịch, bổ hỏa trợ dương, trục phong hàn thấp tà. Quân

Thỏ ty tử

Ngọt, cay, ôn. Bổ Can Thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt Quân

Ngũ vị

Chua, mặn, ôn. Cố Thận, liễm Phế.

Cố tinh, chỉ mồ hôi. Cường gân ích khí, bổ ngũ tạng thêm tính trừ nhiệt. Quân

Thục địa

Ngọt, hơi ôn. Nuôi Thận dưỡng âm, bổ Thận, bổ huyết. Thần

Cay, ngọt. Bổ Can Thận, làm ấm lưng gối, chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són. Quân

Ích trí nhân

Cay, ôn, ấm Thận vị. Cầm tiêu lỏng Thần - Tá

Bạch truật

Ngọt, đắng ấm vào Tỳ Vị. Kiện Tỳ, táo thấp, chỉ hãn, lợi tiểu. Thần - Tá Phục thần Ngọt, nhạt, bình. Lợi thủy, thảm thấp. Bổ Tỳ, định Tâm. Tá

* Công thức huyệt sử dụng Tên huyệt Cơ sở lý luận Tác dụng điều trị Thận du

Du huyệt của Thận ở lưng. Ích Thủy Tráng Hỏa Tư âm bổ Thận, chữa chứng đau lưng

Tam âm giao

Giao hội huyệt của 3 kinh âm/chân. Tư âm

Đặc hiệu dùng chữa chứng chân hỏa hư. Bổ mệnh môn tướng hỏa. Ôn bổ Tỳ Thận

Trung cực

Mộ huyệt của Thái dương Bàng quang. Hội của Tam âm kinh và Nhâm mạch.

Lợi Bàng quang. R/L tiểu tiện. Điều huyết thất bào cung, ôn tinh cung. Di tinh

Can du

Du huyệt của Can ở lưng Bổ Can huyết

Thái xung

Du Thổ huyệt/Can → Tả tử → tả Can hỏa

Dũng tuyền

Tĩnh Mộc huyệt/Thận

Ôn - Bổ. Khai khiếu định thần, giải quyết nghịch

Quan nguyên

Cửa của nguyên khí, nguyên dương. Bồi Thận cố bản, bổ khí hồi dương Chữa chứng Thận dương suy.

Cấp cứu chứng thoát của trúng phong.

Khí hải

Bể của khí. Bổ huyệt này giúp ích được cho chân tạng vãn hồi được sinh khí, ôn hạ nguyên, chấn được Thận dương

Điều khí ích nguyên. Bồi Thận bổ hư. Chữa chứng mệt mỏi, suy nhược, ăn uống khó tiêu.

Kinh nghiệm người xưa có dùng phối hợp Thận du, Trung cực, Tam âm giao: trị tiểu nhiều lần (Châm cứu Đại thành).

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC THẬN - BÀNG QUANG ppsx (Trang 74 - 86)