ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu tuan25_2015 (Trang 29)

SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CÁ NGỪ TẠI VIỆT NAM

Với kim ngạch xuất khẩu 7,8 tỷ USD (2014, VASEP), vượt kế hoạch 1 tỷ USD, lọt top 5 các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất cả nước, thủy sản đã và đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

Nhắc đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ai cũng biết tới tôm và cá tra mà ít ai biết tới cá ngừ, một mặt hàng thủy sản truyền thống đã có từ năm 1994. Cá ngừ là sản phẩm có giá trị

cao, nhu cầu về sản phẩm cá ngừ trên thế giới cũng ngày càng tăng, có giá trị xuất khẩu lớn thứ

4 trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường tiêu thụ cá ngừ Việt Nam không ngừng gia tăng, hiện nay cá ngừđã được xuất khẩu đến 99 quốc gia và vùng lãnh thổ

trên toàn thế giới. Cá ngừ là sản phẩm 100% đánh bắt tự nhiên với trữ lượng ước tính khoảng 600 nghìn tấn, chưa tính đến các ngư trường quốc tế mà Việt Nam có thể hợp tác khai thác. Vì thế, tiềm năng khai thác cá ngừ rất lớn và vẫn sẽ là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới.

Bên cạnh những thuận lợi cũng như điều kiện, thời cơ nói trên, xuất khẩu cá ngừ cũng gặp phải những thách thức, khó khăn như: sản phẩm còn thiếu tính đa dạng, nguồn cá nguyên liệu còn hạn chế do phương pháp đánh bắt và công nghệ bảo quản lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém,... Ngoài những khó khăn trong nước, ngành cá ngừ Việt Nam còn phải đối mặt với một thách thức lớn hơn là càng ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế

giới. Với những hạn chế nhưđã nêu trên thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của xuất khẩu cá ngừ Việt Nam là tất yếu khách quan và cũng là yêu cầu cấp bách để Việt Nam hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Một phần của tài liệu tuan25_2015 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)