1. Căn cứđề xuất giải pháp
1.1. Căn cứ bối cảnh thị trường xuất khẩu
Ảnh hưởng từ cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 vẫn còn dai dẳng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới các nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại các thị trường. Nhập khẩu cá ngừ cá ngừ
năm 2014 của top 10 nước nhập khẩu cá ngừ nhiều nhất thế giới đều thấp hơn so với cùng kỳ
năm 2013, trừ Nhật Bản tăng nhẹ 0,9%.
Một loạt cảnh báo của EU đối với các nước về tình hình thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động khai thác bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU), hay một số
nước bị cấm xuất khẩu sang EU trong năm 2014; cộng với việc Mỹ thông qua quy định mới về
bảo vệ cá voi và cá heo, rồi cảnh báo của các tổ chức trên thế giới về nguồn lợi cá ngừ đang cạn kiệt, khiến cho xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cá ngừ được khai thác một cách bền vững sẽ ngày càng tăng.
Nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến dạng sơ chế (ready-to-cook) và chế biến sẵn tại các thị trường cũng đang ngày càng cao. Chẳng hạn như các sản phẩm thăn cá ngừ ngâm dầu ngày càng phổ biến tại các thị trường EU hay thị trường Mỹ. Và tại thị trường Nhật Bản, các sản phẩm sashimi đông lạnh cũng đang được sử dụng rất rộng rãi.
Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế tại các thị trường nhập khẩu chính vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nên trong ngắn hạn nhu cầu tiêu thụđối với các sản phẩm cá ngừ có giá trị thấp vẫn sẽ tiếp tục tăng.
1.2. Căn cứđịnh hướng phát triển ngành
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đưa đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, song thách thức cũng không ít. Trong khi đó, ngành xuất khẩu cá ngừđại dương ở Việt Nam còn khá non trẻ nên vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập chưa được giải quyết. Do đó, để tránh những thiệt hại xảy ra, đẩy mạnh tốc dộ tăng trưởng kinh tế, các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá ngừ Việt Nam cần phải nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị của cá ngừ đại dương khai thác được. Khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến tiêu thụ. Quản lý, phát triển ngành sản xuất, cá ngừ theo hướng công nghiệp, hiện đại, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền trên biển.
1.3. Căn cứ tình hình sản xuất, xuất khẩu cá ngừđại dương ở Việt Nam
Hiện nay, trữ lượng khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam là rất lớn. tuy nhiên sản lượng khai thác vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, trình độ khai thác, chế biến, bảo quản của ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ về cá ngừ trên thế giới, tuy đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn đang rất lớn. Vì vậy, vấn đềđặt ra là phải khai thác, chế biến, bảo quản và xuất khẩu như thế nào để các ngư
dân và doanh nghiệp có lãi, không bị thua thiệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Để làm được
điều này, ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cần nhìn lại thực trạng và những nguyên nhân gây rủi ro trong hoạt động này, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục mang lại hiệu quả cao.
2. Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cá ngừở Việt Nam 2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách