Tri thức địa phương hay còn gọi là tri thức bản địa là hệ thống tri thức cộng đồng dân cư bản địa trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa…Tri thức bản địa được hình thành dưới nhiều dạng hình thức khác nhau, được truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội Nó hướng đến việc hướng dẫn và điều hòa quan hệ giữa con người và thiên nhiên Vì vậy nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn và phát triển
* Tình hình khai thác:
- Mùa thu hái: Người dân chủ yếu thu hái hoa vào tháng 10, tháng 11 Lá già được thu hái hầu hết các tháng trong năm
- Cách thu hái: Hái hoa hoặc lấy lá già
* Công dụng:
Theo quan điểm của người dân địa phương cho biết cây Trà hoa vàng ( trè rừng) có rất nhiều công dụng có ích cho đời sống xã hội của con người Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng riêng của nó
- Lá trà và hoa trà phơi khô nấu nước hoặc hãm trà để uống, uống vào giúp thanh độc, giải nhiệt,giảm chất béo, giải độc, giải gan và thận
- Sử dụng cánh hoa Trà tươi nấu nước tắm giúp làm sạch ra, mềm da - Cây Trà có thể dùng làm cây cảnh trang trí quanh nhà
- Cây Trà hoa vàng là một cây thuốc quý: Điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, đại tiện ra máu,…
- Rễ cây có tác dụng làm giảm đau và chữa bỏng
* Tình trạng trông trọt:
- Cây Trà hoa vàng đại đa số chưa được gây trồng, chỉ có vài hộ dân trong xã biết đến và gây trồng
Cụ thể, ở thôn Bản Pè có 4 hộ trồng được khoảng 118 gốc (tiêu biểu là hộ gia đình bác Trần Văn Tý trồng được khoảng 100 gốc xen trong đồi quýt );
thôn Bản Mún 1 có 3 hộ trồng được khoảng 85 gốc (tiêu biểu là hộ gia đình chị Đặng Thị Lan trồng được nhiều nhất khoảng 50 gốc)
- Cách thức nhân giống: Chủ yếu ươm cây con và đào cả gốc đem về trồng - Địa điểm trồng: Người dân chủ yếu trồng ở xung quanh nhà, trồng xen ở đồi quýt
- Khả năng phát triển: Loài cây trà hoa vàng có khả năng phát triển rất chậm
- Năng suất thu hoạch: Rất thấp