* Thời gian phẫu thuật và mất máu trong mổ
Cắt khối tá tụy là một phẫu thuật phức tạp với thời gian mổ kéo dài, nguy cơ mất máu trong mổ lớn. Yeo C J và cộng sự (2002) nghiên cứu cắt khối tá tụy vét hạch tiêu chuẩn ở 146 trường hợp có thời gian mổ trung bình 5,9 ± 0,1 giờ, lượng máu mất trung bình trong mổ 740 ± 40 ml và hơn một nửa
số bệnh nhân không cần truyền máu trong mổ. Nimura Y và cộng sự (2012),
nghiên cứu cắt khối tá tụy vét hạch tiêu chuẩn ở 51 bệnh nhân có thời gian phẫu thuật trung bình
426 phút và lượng máu mất trung bình trong mổ là 1118ml. Tác giả nhận thấy, lượng máu mất trong mổ tăng ở những trường hợp phải cắt, tái tạo tĩnh mạch do u xâm lấn [58], [60].
Nghiên cứu của Sperling J và cộng sự (2016), ở bệnh nhân cắt khối tá tụy vét hạch tiêu chuẩn có thời gian phẫu thuật 205,7 ± 7,7 phút. Thời gian phẫu thuật trong nghiên cứu của Chen J S và cộng sự (2019) là 320 phút (ngắn nhất là 150 phút, dài nhất 480 phút) [61], [83].
Kết quả nghiên cứu trong nghiên cứu này thấy thời gian phẫu thuật trung bình là 229,7 ± 40,9 phút (150 – 315 phút), và lượng máu mất trung bình trong mổ là 286,4 ± 143,3 ml. Kết quả tương đương nghiên cứu của Sperling J và cộng sự (2016) và Chen J S và cộng sự (2019). So với các nghiên cứu trước thời gian phẫu thuật đã được rút ngắn đáng kể. Điều này có thể do sự phát triển của các phương tiện cầm máu, cũng như kỹ thuật vét hạch tiêu chuẩn đã giúp giảm thời gian phẫu thuật so với vét hạch mở rộng.
* Tai biến
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tai biến phẫu thuật chủ yếu gặp chảy máu do tổn thương các mạch máu lớn. Tổn thương động mạch gan gặp 3 trường hợp, tổn thương tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch mạc treo tràng trên 3 trường hợp, một bệnh nhân chảy máu từ động mạch tá tụy dưới và một bệnh nhân tổn thương động mạch đại tràng ngang gây thiếu máu phải cắt đoạn đại tràng.
Tổn thương động mạch gan trong mổ cũng được mô tả trong y văn, đây là một tai biến trầm trọng nếu không được xử trí đúng cách sẽ để lại hậu quả nặng nề. Landen S và cộng sự (2017) nhận thấy tai biến này gặp ở 21 bệnh nhân được mô tả trong 11 báo cáo. Năm trường hợp được phẫu thuật tái tạo động mạch trong mổ, trong số đó 4 bệnh nhân ổn định ra viện, 1 bệnh nhân tử vong do suy gan. Ở nhóm 16 trường hợp điều trị trì hoãn hoặc bảo tồn, 4 bệnh nhân tử vong, những bệnh nhân còn lại xuất hiện ít nhất một trong các biến chứng nặng nề sau mổ (14 bệnh nhân xuất hiện các ổ hoại tử gan, áp xe gan; 11 trường
110
hợp được mổ lại cắt gan, tái tạo mạch máu, lấy máu đông, dẫn lưu hoại tử). Trong 12 trường hợp sống sót, 4 bệnh nhân xuất hiện các biến chứng hẹp đường mật muộn [118].
Ba trường hợp tai biến tổn thương động mạch gan trong nghiên cứu có 2 trường hợp phát hiện và khâu cầm máu trong mổ, một bệnh nhân tử vong sau mổ do tắc động mạch gây suy gan cấp tính, 1 bệnh nhân ổn định ra viện sau 16 ngày nằm viện. Một trường hợp không phát hiện được trong mổ, bệnh nhân biểu hiện chảy máu trong ổ bụng sớm, mức độ nhiều. Ngay khi phát hiện bệnh nhân được mổ lại cầm máu, sau mổ ổn định ra viện. Các trường hợp chảy máu do tổn thương tĩnh mạch được xử lý bằng khâu cầm máu thuận lợi sử dụng chỉ Prolen 5.0.