Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng (Trang 94 - 97)

3.2.5.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng

Con người luôn được đánh giá là yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của một tổ chức. Trong bất cứ hoạt động nào, Yếu tố con người cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng, trong công tác quản lý nợ côngcũng không ngoại lệ, năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nợ công là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác quản lý nợ công tại Sở Tài chính Cao Bằng . Để làm tốt công tác quản lý, Sở Tài chính Cao Bằng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý nợ công phải đáp ứng được các cầu sau: có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực tài chính nói chung và quản lý nợ công nói riêng, Luật Ngân sách các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, có khả năng làm chủ được công nghệ cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo ứng dụng, phầm mềm về quản lý, sủ dụng thông tin trong lĩnh vực quản lý nợ công , có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn hóa công sở tại Sở Tài chính Cao Bằng. Để có được đội ngũ cán bộ theo yêu cầu trên, cần thực hiện tốt những việc sau:

Chú trọng đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ với nhiều loại hình đào tạo đa dạng, nội dung đào tạo đầy đủ và phù hợp với yêu cầu của hiện tại. Về hình thức

đào tạo, bên cạnh việc cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo dài hạn (đại học, sau đại học), các khóa đào tạo nghiệp vụ, phổ biến quy định mới của pháp luật do Sở Tài chính Cao Bằng và Bộ Tài chính tổ chức, cần chú trọng tổ chức buổi thảo luận trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, phổ biến những kinh nghiệm giữa các cơ quan tài chính và giữa các đơn vị sử dụng ngân sách, thảo luật thảo gỡ nhưng khó khăn vướng mắc của tất cả cơ quan tài chính với cơ quan sử dụng ngân sách đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác quản lý nợ công của Sở Tài chính Cao Bằng; đồng thời phối hợp tổ chức các buổi giao lưu học hỏi với các sở tài chính khác trong toàn quốc.

Ngoài những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, Sở Tài chính Cao Bằng cần luôn chú trọng hơn nữa tới việc bồi dưỡng, trau dồi kiến thức cho cán bộ quản lý nợ công kiến thức về văn hóa, văn minh công sở, nâng cao kỹ năng giao tiếp, trình độ tiếng anh đặc biệt cần xây dựng cho cán bộ quản lý nợ công ý thức được trách nhiệm phục vụ các đơn vị để từ đó sẽ có thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng đúng mực với các đơn vị sử dụng ngân sách.

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng người, từng bộ phận tham gia vào quá trình quản lý nợ công của chính quyền địa phương.

Hiện nay, mặc dù đã có sự phân công trong công tác quản lý nợ công của Sở Tài chính Cao Bằng nhưng sự phân công này chưa chặt chẽ và chưa thống nhất vẫn có một số kẽ hở. Một số vấn đề như quyền hạn và trách nhiệm giữa cán bộ quản lý nợ công và người phối hợp thực hiện chưa cụ thể. Tại Sở Tài chính Cao Bằng, Phòng Quản lý ngân sách chịu trách nhiệm chính, sự phối hợp bao gồm Phòng Tài chính đầu tư và Phòng Thanh tra Tài chính. Tuy nhiên công tác quản lý sử dụng vốn vay đang có sự chồng chéo nhiệm vụ của 2 bộ phận là Phòng Quản lý ngân sách và Phòng Tài chính đầu tư, còn công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng vốn vay lại có trách nhiệm của cả 3 bộ phận trên. Cho nên khi trách nhiệm, quyền hạn của từng người, từng bộ phận được phân định một cách rõ ràng thì công tác quản lý nợ công sẽ được thực hiện đúng pháp luật, quy trình.., từ người trực tiếp quản lý, đến đơn vị phối hợp cũng sẽ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện theo quy định của luật.

3.2.5.2. Đẩy mạnh áp dụng ứng dụng, phầm mềm công nghệ thông tin:

Trong thời gian tới, để công nghệ thông tin hỗ trợ tốt và tiện lợi hơn cho công tác chi ngân sách và quản lý nợ công, cần đẩy mạnh ứng dụng, phần mềm công nghệ thông tin theo hướng sau:

- Phát triển và nâng cấp, xây dựng mới các ứng dụng, phần mềm phục vụ quản lý điều hành ngân sách. Đặc biệt lĩnh vực quản lý nợ công ngân sách , cần phát triển các chương trình ứng dụng sau:

Chương trình hỗ trợ quản lý xây dựng kế hoạch, vay trả nợ công: Chương trình được xây dựng và thiết kế cho phép nhập chi tiết kế hoạch, vay trả nợ công do cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) phê duyệt. Báo cáo được số thực hiện theo các hình thức như số vay, số phân bổ sử dụng vốn, số dư nợ phải trả….

Xây dựng một hệ thống báo cáo thông suốt từ để qua đó triển khai nhanh chóng các chỉ số công khai minh bạch tài chính về các hoạt động tài chính, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cán bộ quản lý nợ công trao đổi, chia sẻ trong các hoạt động với nhau, nêu lên những vướng mắc, phát sinh lỗi và đưa ra những kiến nghị với cấp trên để kịp thời giải quyết.

Tạo dựng một kênh thông tin trên mạng máy tính để công khai quy trình, thủ tục quản lý nợ công, Dự toán được phê duyệt, tình hình thực hiện dự toán hàng quý của từng đơn vị, quyết toán ngân sách theo năm, Báo cáo tài chính n và báo cáo tình hình vay, trả nợ đầu tư công.

- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ đáp ứng cho các ứng dụng trong điều kiện mới. Luôn duy trì, bảo dưỡng hệ thống mạng để đảm bảo hoạt động các ựng dụng, phầm mêm hoạt động tốt không bị hư hỏng và lỗi. Thiết lập hệ thống ứng dụng dùng chung cho các cơ quan khác trên địa bàn như: Tài chính,Sở Kế hoạch và Đầu tư, kho bạc nhà nước, Cục Thuế, ngân hàng,… để đảm bảo đối chiếu số liệu ngân sách nhanh chóng, đầy đủ,chính xác.

- Tăng cường hoàn thiện và nâng cấp hệ thống quản lý Ngân sách như Tabmis, báo cáo tài chính ..., tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ tin học, các

ứng dụng công nghệ cho cán bộ thực hiện quản lý nợ công để có thể khai thác, sử dụng tốt các chương trình ứng dụng phục vụ công tác vốn và quản lý nợ công để thực hiện các nhiệm vụ báo cáo, xây dựng dự toán năm tiếp theo, công tác quyết toán đúng số dự toán giao của Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác .

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w