Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng (Trang 97 - 105)

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Cần bổ sung các quy định về chính sách nợ công cũng như chiến lược nợ công. Về chính sách nợ công, cần nêu rõ cơ quan quyết định chính sách, nội dung cơ bản của chính sách là gì và chính sách đó được xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học nào. Cần bổ sung quy định để định nghĩa chiến lược nợ theo những khuyến nghị của các chuyên gia WB và IMF, đồng thời phù hợp với điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

- Cần phân tách rõ chức năng quản lý nhà nước về nợ công với giám sát nợ công. Đối với hoạt động giám sát nợ công, cần quy định rõ các cơ quan có thẩm quyền giám sát, nội dung và phương thức giám sát nhằm đảm bảo cho hoạt động giám sát diễn ra hiệu quả.

- Đề nghị bỏ quy định cho phép chính quyền địa phương huy động vốn để đầu tư các dự án có khả năng thu hồi vốn. Vì chỉ có những dự án do ngân sách địa phương đảm nhiệm mới có thể thực hiện huy động vốn để phù hợp với tinh thần của Luật Ngân sách Nhà nước cũng như đảm bảo tính thống nhất trong quá trình quản lý nợ công tại địa phương.

3.3.2. Đối với Bộ Tài chính

- Đề nghị Bộ tài chính hệ thống lại nội dung Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn Luật để các địa phương dễ dnagf nắm và thực hiện đồng bộ hơn.

- Đề nghị Bồ Tài chính có hướng dẫn cụ thể về xác quy định về phát hành trái phiếu một cách đồng bộ và phù hợp với xu thế, mức độ phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng của Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.

- Đề nghị Bộ Tài chính khi thông báo giải ngân cho Dự án, ngoài việc gửi cho Chủ dự án đồng thời gửi cho Ủy ban nhân dân tỉnh/Sở Tài chính 01 bản để tổng hợp số liệu vay và trả nợ và đề nghị Bộ Tài chính thực hiện việc đối chiếu số liệu nợ hàng quý với tỉnh theo quy định tại thông tư số 97/2018/TT-BTC.

- Trong công cuộc triển khai thực hiện quy trình hành chính công, đề nghị Bộ Tài chính cần nghiên cứu, tham khảo và chọn lọc từ những kết quả thực tế từ các sở tài chính trên toàn quốc để ban hành một quy trình giải quyết công việc thực sự hợp lý về mặt thời gian và khối lượng công việc để cán bộ có thể đủ thời gian để thực hiện giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất và thuận tiện, tiết kiệm được công sức người thực hiện.

3.3.3. Đối với UBND tỉnh Cao Bằng

- UBND tỉnh Cao Bằng cần nghiên cứu trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh hệ thống định mức sử dụng nợ công cho phù hợp để số vay cân đối với khả năng chi trả ngân sách địa phương.

- UBND tỉnh Cao Bằng cần kiên quyết hơn nữa trong việc phân bổ vốn đầu tư, trong đó cần ưu tiên bố trí vốn để xử lý dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện quản lý nợ công của chính quyền địa phương “đang là yêu cầu có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay. Trong những năm qua, quản lý và điều hành nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH trên địa bàntỉnh Cao Bằng.

Với việc quản lý nguồn vay, phân bổ nguồn vốn đầu tư kịp thời cho các lĩnh vực quan trọng, quản lý có hiệu quả nguồn vốn và việc điều hành linh hoạt việc trả nợ gốc, lại các chi phí trong từng giai đoạn, hoạt động quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng đã góp phần phát huy được thế mạnh và nội lực ở địa phương, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.”

“Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng lý luận, thực tiễn về quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại sở tài chính nói chung và kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp, trong đó các giải pháp được chú trọng là: Hoàn thiện xây dựng kế hoạch vay, trả nợ; Hoàn thiện xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác; Hoàn thiện thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các khoản chi phí vay và hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng vốn vay.

Luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hoàn thiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ, ban hành các tiêu chuẩn, định mức và ra hướng dẫn cụ thể phù hợp với những thay đổi của quy định quản lý nợ công của chính quyền địa phương hiện hành . Việc đề xuất, kiến nghị và những giải pháp cơ bản nêu trên chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi chúng được tiến hành một cách đồng bộ, thống nhất; khi có sự chỉ đạo, lãnh đạo tích cực của cấp uỷ và chính quyền

địa phương, sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ làm công tác quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, mặc dù bản thân đã có những nỗ lực, cố gắng tìm tòi, học hỏi, tranh thủ sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng nghiệp, lãnh đạo Sở Tài chính Cao Bằng, nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ chuyên môn nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong nhận được sự cảm thông, ý kiến đóng góp để luận văn có thể được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 100/2015/TT-BTC hướng dẫn về phát hành trái

phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước. Hà Nội.

2. Cục Quản lý nợ & Tài chính đối ngoại (2021), Nghiệp vụ quản lý nợ công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Đặng Văn Hải (2019), “Nâng cao chất lượng quản lý nợ công của sở tài chính

Long An”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế TP. HCM

4. Đặng Hữu Nghĩa (2018) với nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả quản lý nợ công

chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận “văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.

5. Đỗ Chung (2012), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

6. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình Quản lý Nhà nước về Kinh tế, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Đinh Trọng Thịnh, Nguyễn Thị Minh Tâm (2011), Giáo trình vay và nợ quốc tế, NXB Học viện Tài Chính.

8. Học viện tài Chính (2008), Giáo trình quản lý tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

9. Hoàng Tiểu Vân (2018) với nghiên cứu “Phân cấp quản lý nợ công tại địa

phương của Sở Tài Chính Nam Định”, Luận văn thạc “sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.

10. Lê Toàn Thắng (2019) với nghiên cứu “Phân cấp quản lý nợ công ở Việt Nam

hiện nay” Luận án tiến sĩ, Đại học “Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Ngô Thắng Lợi (2014), “Giáo trình kinh tế phát triển - Nxb Kinh tế Quốc dân”, Hà Nội

12. Nguyễn Thị Lệ thúy, Bùi Thị Hồng việt (2019) Giáo trình chính sách công

(chính sách kinh tế - xã hội), Nxb Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo

trình Quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

14. Quốc hội Việt Nam (2015), “Luật Ngân sách Nhà nước”. Hà Nội.

15. Quốc hội Việt Nam (2017), “Luật quản lý nợ công”, Hà Nội.

16. Sở Tài chính Cao Bằng (2020), Báo cáo hoạt động nghiệp vụ Sở Tài chính Cao

Bằng năm 2018- 2020, Tỉnh Cao Bằng.

quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương”. Hà Nội.

18. Thủ tướng chính phủ (2018), “Nghị định số 94/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018

quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công”. Hà Nội.

19. Trần Thị Thu (2017), Hoàn thiện công tác quản lý nợ công tại địa phương của

Sở Tài Chính thành phố Đà Nẵng , Luận án tiến sĩ, Trường “Đại học Đà Nẵng.

20. Trần Quốc Vinh (2017), “Đổi mới quản lý nợ công của chính quyền địa phương

các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học “Kinh tế Huế.

21. Vũ Thị Nhài (2007), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

MẪU CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Kính chào Ông/ Bà.

Để có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng. Kính mong Ông/ Bà cung cấp thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Xin bà cho ý kiến đánh giá về bộ máy quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng ?

... ... ... 2. Xin bà cho ý kiến đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng?

... ... ... 3. Xin ông cho ý kiến đánh giá về thực trạng xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác tại Sở Tài chính Cao Bằng?

... ... ... 4. Xin ông cho ý kiến đánh giá về thực trạng thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các khoản chi phí vay nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng?

... ...

... 5. Xin ông cho ý kiến đánh giá về thực trạng thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng?

... ... ... Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý Ông (Bà) về những nội dung của cuộc phỏng vấn trên đây. Tôi xin cam đoan các thông tin này chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ của mình!

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác Ngày phỏng vấn

1 Hoàng Tố Quyên Giám đốc Sở Tài chính Cao

Bằng 22/5/2021

2 Nông Thế Phúc Phó giám đốc Sở Tài chính Cao

Bằng 22/5/2021

3 Mạc Quốc huy

Trưởng phòng Thanh tra Tài chính Sở Tài chính Cao Bằng 22/5/2021 3 Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trưởng phòng quản lý NS Sở Tài chính Cao Bằng 22/5/2021

Một phần của tài liệu Luận văn Quản lý nợ công của chính quyền địa phương tại Sở Tài chính Cao Bằng (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w