Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu 20220301_080858_NOIDUNGLA_THANGLONG (Trang 30 - 32)

6. Bố cục của luận án

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp điền dã Dân tộc học

Đây được xem là phương pháp chủ đạo trong quá trình triển khai thu thập tư liệu tại địa bàn nghiên cứu với nhiều công cụ cụ thể. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Biến đổi văn hóa của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế” nên hoạt động điền dã để quan sát, khảo sát, nghiên cứu, thu thập tài liệu,… trên cả hai khía cạnh lịch đại và đồng đại là yếu tố tiên quyết và bắt buộc. Với yêu cầu và mục đích của luận án, tác giả luận án chọn triển khai điền dã tại hai điểm khảo sát là làng Thai Dương Hạ (thị trấn Thuận An) và làng An Bằng (xã Vinh An). Ở hai điểm nghiên cứu trên, bên cạnh việc thu thập tư liệu bằng phương pháp nghiên cứu điền dã Dân tộc học như: Quan sát, mô tả, thu thập tư liệu bằng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc, tác giả luận án còn triển khai hoạt động thảo luận nhóm như là một hình thức nghiên cứu có sự tham dự của cộng đồng.

Thông qua các hoạt động quan sát, tham dự, khảo tả, nghiên cứu phỏng vấn, chụp ảnh, vẽ sơ đồ… là những kỹ năng của phương pháp điền dã Dân tộc học được triển khai trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án. Cụ thể hơn, tác giả luận án đã thực hiện những công việc như:

[i] Quan sát tổng thể các điểm nghiên cứu một cách có chủ ý nhằm thu thập thông tin khái quát và nhận định, thực hiện quan sát để miêu tả, ghi chép Dân tộc học.

Cơ sở lý thuyết về biến đổi văn hóa Tác động đến các giá trị văn hoá cư dân làng ven biển Thừa Thiên Huế Quá trình HĐH Biến đổi văn hóa vật chất Kiến trúc tín ngưỡng, nhà ở, ăn, mặc, đi lại…

Thay đổi trong, môi trường sinh thái, đời sống kinh

tế, xã hội Tổ chức xã hội,quan hệ xã hội Tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, tri thức, tập tục… Biến đổi văn hóa xã hội Biến đổi văn hóa tinh thần Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cư dân

ven biển Thừa Thiên Huế

[ii] Tiến hành ghi chép, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, ghi âm… các hoạt động, mô hình, hiện vật, di tích… trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng dân cư.

[iii] Tham dự trực tiếp vào các hoạt động thực hành nghi lễ, lễ hội diễn trong nhiều năm ở hai địa bàn nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của các yếu tố văn hóa này trong đời sống người dân, đồng thời thấy được những sự biến đổi trong chính các nghi lễ, lễ hội đó qua thời gian.

[iv] Việc nghiên cứu biến đổi văn hóa của cư dân làng ven biển ở Thừa Thiên Huế trong quá trình HĐH cần phải sử dụng phương pháp điều tra Xã hội học. Đây là phương pháp quan trọng cho phép luận án tiếp cận các vấn đề về biến đổi văn hóa của người dân thông qua phỏng vấn bảng hỏi để từ đó có cái nhìn toàn diện và chân xác.

Tác giả luận án tiến hành thảo luận, phỏng vấn sâu người dân địa phương, phỏng vấn chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ địa phương… theo các nội dung đã được thiết kế để thu thập thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Triển khai thảo luận có sự tham gia của người dân địa phương gồm các nhóm:

- Nhóm người dân đang sinh sống tại làng Thai Dương Hạ và làng An Bằng - Nhóm người dân là Việt kiều trở về quê hương trong các dịp Tết Nguyên đán, thăm người thân, tham dự lễ hội truyền thống của cộng đồng…

- Nhóm người lớn tuổi, có vai trò trong làng, trong hội đồng làng - Nhóm người thuộc các vạn đánh cá, nuôi trồng thủy hải sản - Nhóm người trong độ tuổi thanh niên

- Nhóm người là lãnh đạo, cán bộ công chức cấp cơ sở.

Để thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và biến đổi các giá trị văn hóa cư dân ven biển Thừa Thiên Huế trong quá trình HĐH, tác giả tiến hành điều tra 220 phiếu ở làng Thai Dương Hạ (120 phiếu) và làng An Bằng (100 phiếu). Trong đó có 136 nam, 84 nữ; những người được hỏi bao gồm ngư dân; người làm nghề buôn bán, dịch vụ; cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn và một số người thuộc các thành phần khác (như nông dân, sinh viên, thất nghiệp, Việt kiều, người trong thời gian chờ xuất ngoại…). Sự khác nhau về số phiếu điều tra giữa hai điểm nghiên cứu dựa trên sự chênh lệch về dân số giữa hai làng Thai Dương Hạ và An Bằng. Kết quả phiếu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Dù vậy, với nội dung khảo sát khá rộng nên có những vấn đề mà bảng hỏi định lượng không thể giải quyết được một cách triệt để, do đó, tác giả kết hợp với phỏng vấn sâu với những câu hỏi mang tính gợi mở nhằm bổ sung cho những thông tin định lượng. Qua đó, công trình có thể phác họa nên bức tranh đa diện về biến đổi văn hóa của cư dân nơi đây.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nội dung luận án có liên quan nhiều đến hệ thống các công trình nghiên cứu, các bài viết thuộc lĩnh vực tư liệu thành văn đã được công bố trong và ngoài nước khá phong phú. Vì vậy, để triển khai thu thập nguồn tư liệu này, tác giả đã sử dụng cách thức phân loại tư liệu thành văn thành các nhóm tư liệu, bao gồm nhóm tư liệu liên quan đến lý thuyết biến đổi văn hóa, lý thuyết sinh thái văn hóa và các quan điểm về

vấn đề HĐH… Nhóm tư liệu về lịch sử, văn hóa truyền thống của các cộng đồng cư dân ven biển; Nhóm tư liệu về sự biến đổi, giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư… Các tư liệu được lưu giữ, tập hợp thành file, folder để làm luận cứ thứ cấp trong quá trình triển khai nghiên cứu vấn đề.

1.3.3. Phương pháp so sánh và đối chiếu

So sánh, đối chiếu là phương pháp cần thiết trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và nghiên cứu về đời sống văn hóa, biến đổi văn hóa nói riêng. So sánh đối chiếu không chỉ từ nguồn tư liệu điền dã với tư liệu thành văn bởi có nhiều phiên bản khác nhau cùng lý giải một nội dung đề cập. Ngoài ra, so sánh đối chiếu một sự vật, hiện tượng theo lịch đại và đồng đại nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt của sự vật hiện tượng đó trong những khoảng không gian và thời gian khác nhau. Để thực hiện đề tài của luận án này, tác giả tiến hành so sánh đời sống văn hóa của cư dân làng Thai Dương Hạ và An Bằng trước, trong và sau quá trình hiện đại hóa (mốc 1986). Qua phương pháp này, tác giả luận án thu thập được tư liệu liên quan một cách có hệ thống, từ đó có thể hiểu biết một cách sâu sắc đặc điểm văn hóa của cộng đồng cư dân làng ven biển, đặc biệt là sự biến đổi trong quá trình HĐH, xu hướng phục hồi hay phai nhạt các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.

1.3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Từ quá trình điền dã cũng như thu thập tư liệu thành văn, trên nền tảng của tư duy logic biện chứng, tư duy lịch sử và hướng tiếp cận lý thuyết của Nhân học văn hóa, luận án tiến hành lý giải và phân tích các khía cạnh liên quan đến đời sống văn hóa của cư dân ven biển Thừa Thiên Huế. Phân tích tổng hợp từ các tư liệu của quá trình điền dã cũng như tư liệu thành văn, từ điểm đến diện. Với các thành tố từ văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần của cư dân hai làng Thai Dương Hạ và An Bằng, khối lượng tư liệu thu thập được sẽ rất nhiều. Như vậy, quá trình xác minh và phân tích cần một khoảng thời gian khá dài. Trong hoàn cảnh này, luận án đã lược bỏ dần những tư liệu không cần thiết dựa trên việc kế thừa các kết quả đã được ghi nhận của các tác giả đi trước trong cùng một vấn đề để quá trình tiến hành phân tích, tổng hợp được hợp lý hơn.

1.3.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Luận án nghiên cứu biến đổi văn hóa của cư dân làng Thai Dương Hạ và An Bằng tập trung vào các thành tố văn hóa vật chất và tinh thần, do đó, sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, điền dã Dân tộc học, Lịch sử - Văn hóa, Văn hóa dân gian, Nhân học văn hóa… để làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến quá trình, đặc điểm, tính chất và xu hướng của sự biến đổi.

Một phần của tài liệu 20220301_080858_NOIDUNGLA_THANGLONG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)