Biến đổi trong văn hóa vật chất

Một phần của tài liệu 20220301_080858_NOIDUNGLA_THANGLONG (Trang 95 - 100)

6. Bố cục của luận án

3.3. Biến đổi trong văn hóa vật chất

3.3.1. Loại hình kiến trúc và không gian cư trú

3.3.1.1. Không gian và kiến trúc cộng đồng

Dưới tác động của các yếu tố như điều kiện tự nhiên (bão lụt, biến đổi khí hậu…), đô thị hóa, yếu tố con người… không gian cảnh quan và hệ thống kiến trúc cộng đồng (cơ sở thờ tự) ở làng Thai Dương Hạ và An Bằng đã có nhiều thay đổi với

các mức độ khác nhau, từ quy mô công trình, vật liệu xây dựng, kiểu dáng kiến trúc đến vị trí tọa lạc…

Với đặc điểm của địa hình, khí hậu, thời tiết vùng ven biển, phần lớn các cơ sở thờ tự đều bị xuống cấp, hư hỏng sau một thời gian dài xây dựng. Bên cạnh đó, không ít công trình bị cát biển xâm lấn, chôn vùi, mưa lũ cuốn trôi ra biển làm biến mất hoàn toàn. Trường hợp làng Thai Dương Hạ, không ít công trình kiến trúc tín ngưỡng được xây dựng dưới các triều vua nhà Nguyễn đã bị cuốn trôi ra biển bởi tác động của biến động địa lý vùng cửa biển Thuận An như miếu Thai Dương phu nhân, miếu vạn, miếu thờ liên quan đến nghề nghiệp ở thôn Hải Thành… Tương tự, hầu hết các miếu thờ thần từ buổi đầu lập làng của làng An Bằng cũng đã biến đổi hoàn toàn. Vị trí định cư ban đầu của dân làng thuộc địa phận thôn Bắc Thượng hiện nay, do đó, không ít dấu tích các công trình kiến trúc tín ngưỡng của làng còn hiện diện nơi đây, điển hình như chùa An Đức (An Đức Tự), Miếu Đôi…

Bên cạnh điều kiện tự nhiên, con người cũng là nhân tố quan trọng tác động làm biến đổi mạnh mẽ các công trình kiến trúc tín ngưỡng thông qua việc trùng tu, tôn tạo. Khi điều kiện kinh tế khá giả, dân làng An Bằng đều mong muốn trùng tu các di tích kiến trúc tín ngưỡng khang trang hơn, đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng của đông đảo người dân. Trường hợp trùng tu đình làng, miếu Thành hoàng, Bàu đình… là những trường hợp điển hình của sự biến đổi mạnh mẽ về quy mô, vật liệu xây dựng, kiểu dáng kiến trúc… so với trước đó.

3.3.1.2. Nhà ở

Ngày nay, qua quan sát trực tiếp, có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi nhanh chóng trong phương tiện cư trú của cư dân làng Thai Dương Hạ và An Bằng. Đặc điểm của nhà cửa vùng biển trước đây thường nhỏ hẹp theo kiểu nhà cấp 4 với cấu trúc 3 gian, mái thấp, lợp tranh, mái tôn, một số gia đình khá giả hơn có nhà mái ngói, mái bằng kiên cố để tránh gió bão. Hiện nay, đa phần nhà cửa ở Thai Dương Hạ và An Bằng là những ngôi nhà kiên cố, vật liệu bê tông cốt thép, thậm chí nhiều căn nhà còn to lớn, “nguy nga” hơn nhiều ngôi nhà ở phố thị. Không ít những ngôi nhà với diện tích xây dựng lên đến vài trăm mét vuông như những ngôi biệt thự kín cổng cao tường đua nhau mọc lên trên khắp các thôn xóm.

Sự phát triển nhanh chóng về phương tiện cư trú ở làng An Bằng có thể dễ dàng nhận biết qua quan sát khi đến nơi đây. Bước qua cổng làng An Bằng, dường như chúng ta bắt gặp một đô thị hiện đại với những căn biệt thự đồ sộ, nguy nga với khuôn viên vườn nhiều cây cảnh bonsai, tường vôi, tường gạch bao quanh bốn phía. Nếu như trước đây, nhà cửa thường là không gian mở, đón gió biển, hàng rào chỉ là những rặng cây, cột mốc mang tính phân chia ước lệ giữa nhà này với nhà khác, thì hiện nay, với những căn nhà kiên cố, kín cổng cao tường, không gian giao lưu trở nên ngăn cách, biệt lập.

Bảng 3.4. Biến động diện tích đất ở của người dân làng Thai Dương Hạ và An Bằng

Diện tích đất ở Thai Dương Hạ An Bằng

N % N % Trước năm 1995 Dưới 100m2 6 5 3 3,0 100 - 200m2 29 24 26 26,0 200 - 300m2 55 46 36 36,0 Trên 300m2 30 25 35 35,0 Tổng 120 100 100 100 Hiện nay Dưới 100m2 10 8,3 4 4,0 100 - 200m2 48 40 28 28,0 200 - 300m2 45 37,5 38 38,0 Trên 300m2 17 14,2 30 30,0 Tổng 120 100 100 100

[Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi của tác giả, năm 2018, 2019] Qua bảng 3.4 cho thấy diện tích đất ở của người dân hai làng không có sự biến động nhiều qua thời gian, nhưng không gian sống, các tiểu kiến trúc xây dựng trong phạm vi khuôn viên đất ở thì lại có sự biến đổi rõ rệt.

Bảng 3.5. Các loại hình nhà ở làng An Bằng

STT Tên đơn vị (thôn)

Lọa hình nhà ở Cấp 4 Nhà 1 tầng kiên cố Nhà 2 tầng trở lên 1 Bắc Thượng 42/248 86/428 120/248 2 Trung Định Hải 94/429 145/429 190/429 3 An Mỹ 26/230 78/230 126/230

[Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi của tác giả, năm 2018, 2019, 2020] Quá trình xây dựng ồ ạt với hàng trăm ngôi nhà cao tầng, biệt thự liên tục được mọc lên trên khắp các xóm, thôn thuộc của làng An Bằng. Không ít du khách khi về thăm “thành phố lăng mộ” đã không khỏi ngạc nhiên bởi quá trình “đô thị hoá” ở một làng quê ven biển, cách xa thành phố Huế như vậy. Bên cạnh đó, ngày nay do đông đảo người dân An Bằng đã xuất ngoại và lên các thành phố lớn làm ăn, sinh sống, những ngôi biệt thự dần bị bỏ hoang31 hoặc nếu có thì chỉ một hai người trông coi, chủ yếu để đón người thân về làng dịp tết, dịp lễ hội đua thuyền. Một số ngôi nhà được

31 Ban đầu, người dân An Bằng xây nhà to lớn cho gia đình sinh sống, sau đó lần lượt người thân trong gia đình đều xuất ngoại, họ buộc phải nhờ bà con trong họ tộc đến ở để trông nom nhà cửa. Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, tình trạng nhà bỏ hoang hoàn toàn trở nên phổ biến ở ngôi làng nhỏ này. Bởi họ không còn người thân để nhờ vả việc trông nom nhà cửa, chăm sóc vườn tược.

con cái đầu tư xây dựng để đón cha mẹ hồi hương, sống quãng đời còn lại trên quê hương bản quán.

Biểu đồ 3.5. Hiện trạng nhà ở bị bỏ hoang ở làng An Bằng

[Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát của tác giả, năm 2019] “Thôn Trung Định Hải có tất cả 429 hộ gia đình, hiện nay có đến 60 căn nhà đang bỏ hoang, một số căn nhà mới xây dựng thì họ nhờ người thân trông coi, quét dọn. Đó là chưa kể, nhiều căn nhà mới xây to lớn, diện tích khuôn viên lên đến hàng ngàn mét vuông nhưng chỉ có từ 1 đến 2 người ở” [T.T.L, nam, 51 tuổi].

3.3.2. Về trang phục và ăn uống

Với đặc trưng của cư dân vùng biển, việc ăn mặc của người dân biển Thai Dương Hạ và An Bằng cũng khá đơn giản, không cầu kỳ, xa hoa. Nếu như trước đây, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, việc ăn uống của phần lớn người dân chủ yếu đáp ứng nhu cầu “đủ no” với hai bữa ăn là chính. Vào những vụ mùa thất bát, biển động, người nghèo buộc phải ăn độn thêm khoai, sắn với cơm. Thức ăn mặn ngoài cá dự trữ còn có dưa, cà, mắm, muối. Tuy nhiên, so với người nông dân ở các làng nông nghiệp, do trước đây có nguồn lợi hải sản dồi dào nên cuộc sống của phần lớn ngư dân có phần khấm khá hơn, bữa ăn thường được cải thiện bằng nhiều loại hải sản phong phú, vì vậy, trong cuộc sống họ cũng không quá cơ cực, hay phải nhịn ăn, mặc chắt chiu như nông dân làm ruộng.

Ngày nay, đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt, do đó trong việc ăn uống của người dân vùng ven biển nhìn chung cũng không có nhiều điểm khác biệt so với các vùng khác, kể cả ở các đô thị lớn. Các món ăn được chế biến cầu kỳ hơn, cũng là con cá, nhưng thay vì chỉ kho, hấp như trước đây, ngày nay người ta còn làm thành nhiều món khác nhau, ăn kèm với nhiều loại gia vị hiện đại, được du nhập từ nước ngoài. Mặc dù vậy, trong việc ăn uống của người dân hai làng Thai Dương Hạ và An Bằng vẫn thể hiện đặc trưng của hệ sản vật vùng biển, đầm phá với các loại hải sản như cá, tôm, cua, mực… Ngoài ra, một điểm đặc trưng trong tương quan so sánh với nhiều địa phương khác trong văn hóa ẩm thực đó là hệ mắm do chính người dân làng làm ra và

248 429 230 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

Bắc Thượng Trung Định Hải An Mỹ Nhà ở Nhà bỏ hoang

hầu như nó là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân, điển hình như các loại mắm cá, mắm ruốc, mắm dưa, tôm chua…

Cuộc sống hiện đại, no đủ khiến cho việc ăn mặc của người dân các làng ven biển nói chung, Thai Dương Hạ và An Bằng nói riêng cũng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Việc phục trang cũng thể hiện ít nhiều sự cách biệt giữa các gia đình giàu có hay các gia đình có cuộc sống trung bình. Hầu hết áo quần mặc hàng ngày của người dân đều là đồ may sẵn như sơ mi, áo thun, quần dài, quần lửng… Đối với những ngư dân tham gia lao động trên đầm, trên biển, họ cũng mặc những bộ quần áo khá đơn giản, thuận tiện cho công việc như quần đùi, áo ngắn tay. Vào những dịp quan trọng như tham dự đám cưới, đám hỏi, tiệc tùng, sinh nhật, người ta mặc những bộ đồ trang trọng hơn, đàn ông mặc vest, sơ mi, phụ nữ mặc váy, trang điểm cầu kỳ. Trong các dịp thực hành nghi lễ của làng, dòng họ gia đình, hầu hết những người tham gia cúng tế đều mặc “áo dài thụng, khắn xếp”, thể hiện sự trang nghiêm, kính cẩn.

Bên cạnh trang phục, nhiều phụ kiện trang trí hiện đại như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai… cũng được người dân, đặc biệt là giới nữ chuẩn chuẩn bị cho việc trang trí hàng ngày cũng như trong các dịp đặc biệt như lễ hội, lễ cưới, tiệc tùng.

3.3.3. Về phương tiện vận chuyển, đi lại

Nếu như trước đây, con thuyền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của người dân vùng biển nói chung, làng Thai Dương Hạ và An Bằng nói riêng, nó không chỉ là phương tiện đánh bắt thủy hải sản mà còn là phương tiện “giao thông” duy nhất của người dân, thì ngày nay, con thuyền chỉ còn giữ vai trò như là phương tiện đánh bắt, có ý nghĩa đối với những người trực tiếp tham gia đánh bắt trên biển, trên đầm phá. Bản thân con thuyền cũng đã có nhiều đổi thay, hiện đại hơn, to lớn hơn, đa dạng hơn được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, thay vì chỉ bằng gỗ như trước đây.

Trước khi cầu Trường Hà được xây dựng bắc qua phá Tam Giang vào năm 2004, từ bến đò ngang, người dân An Bằng có thể đi sang các địa điểm bên kia phá. Xa hơn, theo đò dọc, từ An Bằng có thể đến Thuận An, đi lên thành phố Huế, ra Quảng Điền, qua đầm Cầu Hai, về cửa Tư Hiền, tiếp cận với Quốc lộ 1 A thuộc địa bàn huyện Phú Lộc. Ngày nay, đối với người dân làng An Bằng, con thuyền không còn giữ vai trò quan trọng như là phương tiện vận tải cũng như đánh bắt thủy sản. Năm 2020, cả làng chỉ còn 15 chiếc thuyền nhỏ của một số gia đình chuyên làm nghề câu mực hoặc thả lưới gần bờ.

Ngày nay, bên cạnh con thuyền vẫn còn được sử dụng làm phương tiện đánh bắt thủy hải sản, người dân ở làng Thai Dương Hạ và An Bằng còn sử dụng nhiều loại hình phương tiện giao thông hiện đại như xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay… để có thể giao thông, giao thương với các vùng lân cận, thậm chí với nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới.

Một phần của tài liệu 20220301_080858_NOIDUNGLA_THANGLONG (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)