ở trên, em đã nêu lên những thành tựu đãđạt được của xí nghiệp trong thời gian qua và những tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới. Trên cơ sở những tồn tại đó, em xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đó, giúp xí nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình trong thời gian tới.
a) Tiến hành kế hoạch hóa công tác sử dụng vốn lưu động
Để tiến hành xây dựng kế hoạch hóa công tác sử dụng vốn lưu động, xí nghiệp có thể dựa vào các cơ sở sau:
* Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì kế hoạch kinh doanh là quan trọng nhất, nó là nơi bắt nguồn để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động SXKD. Đối với xí nghiệp cũng vậy, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh đãđề ra để xác định vàđịnh lượng về nhu cầu vốn của mình.
* Bên chạnh đó là các định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua của xí nghiệp. Trên cơ sở các định mức đó, giúp xí nghiệp định hình được định mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay, từđó có kế hoạch huy động phù hợp.
* Một yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng đòi hỏi xí nghiệp phải xét đến là năng lực, trình độ quản lý của xí nghiệp. Vì trên thực tế, nếu kế hoạch kinh doanh, khả năng huy động vốn tốt nhưng năng lực quản lý yếu kém, không hiệu quả thì công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cũng trở nên vô dụng. Để làm được điều này, xí nghiệp có thể căn cứ vào kết quả thực hiện năm qua.
Sau khi đãđánh giá và xem xét cả ba nhân tố trên, xí nghiệp phải xác định nhu cầy vốn lưu động thường xuyên, tối thiểu của mình. Có nhiều phương pháp để xác định được nhu cầu này như phương pháp thống kê, phương pháp kinh tế lượng. Tuy nhiên phương pháp được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp thống kê kinh nghiệm, có nghĩa là căn cứ vào tình hình của các năm trước để xác định nhu cầu năm nay. Ví dụ như nếu số vòng quay hàng tồn kho năm trước là 1,6 vòng, doanh thu là 2,6 tỷđồng, số vốn lưu động cần là 1,2 tỷđồng, với kế hoạch đặt ra năm nay là 3 tỷđồng, số vòng quay hàng tồn kho không đổi là 1,6 vòng thì số vốn lưu động cần thiết để tạo ra số doanh thu đó là 3/1,6 = 1,8 tỷđồng. Căn cứ vào đó xí nghiệp có thể xác định được một cách tương đối chính xác số vốn lưu động tối thiểu của mình.
Trên cơ sởđó, xí nghiệp xây dựng cho mình kế hoạch huy động vốn phù hợp. Kế hoạch huy động vốn ởđây bao gồm: việc xác định thời điểm huy động, số lượng huy động ở mỗi thời điểm và nguồn huy động. Trong các nhân tố này, thì việc xác định nguồn huy động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp.
Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa nguồn vốn lưu động trên cơ sở xem xét các nhân tố khách quan và chủ quan sẽ giúp xí nghiệp đáp ứng được các yêu cần về nguồn vốn kinh doanh của mình.
b) Xác định nhu cầu thị trường
Có thể nói thị trường là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên kinh doanh mặt hàng gì? số lượng bao nhiêu? phương thức thanh toán ra sao? tất cảđều do thị trường quyết định.
Hiện nay tình hình kinh doanh trên thị trường ngày một khó khăn. Tuy nhu cầu về các mặt hàng cơ khí ngày càng tăng nhưng tình trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng diễn ra
gay gắt, bên cạnh đó yêu cầu về giá cả, chất lượng... cũng được khách hàng quan tâm hơn, do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cơ khí phải thỏa mãn những yêu cầu của họ làm cho xí nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc kýđược nhiều hợp đồng sản xuất.
Với điều kiện khách quan khó khăn như vậy đòi hỏi xí nghiệp cần phải tìm cách chủđộng nắm bắt nhu cầu thị trường. Có như vậy xí nghiệp mới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình, tăng doanh thu đảm bảo bùđắp được chi phí và có lãi, giải quyết tốt hơn đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Để nắm bắt thị trường được tốt, xí nghiệp cần tạo điều kiện mở rộng sản xuất hơn nữa, nhằm đẩy mạnh vòng quay của vốn, tăng tính chủđộng sáng tạo trong kinh doanh và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Tóm lại, để làm tốt công tác thị trường, xí nghiệp nên đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh nhạy nắm bắt dựđoán được mọi diễn biến trên thị trường và phân tích trực tiếp thị trường.
c) Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt
Chu kỳ vận động của tiền mặt = Thời gian thu hồi các khoản phải thu + Thời gian vận động của NVL + Thời gian chậm trả các khoản phải trả Giảm chu kỳ vận động của tiền mặt cũng có nghĩa là xí nghiệp phải: - Giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu
Giải pháp đối với việc giảm thời gian thu hồi các khoản phải thu đãđược trình bày ở trên, ta tập trung vào 2 giải pháp:
* Giảm thời gian vận động của nguyên vật liệu Thời gian vận động
của NVL =
Hàng tồn kho Mức bán ra mỗi ngày
Giảm thời gian hoạt động của nguyên vật liệu tức là phải tìm cách giảm hàng tồn kho và tăng mức bán mỗi ngày.
Để tăng mức bán mỗi ngày, thìđòi hỏi xí nghiệp phải tiến hành các giải pháp đồng bộ như: kết hợp Maketing với nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiến hành phân tích thị trường, từđó xây dựng chiến lượng tạo nguồn hàng, tiến hành dự trữ, nhập hàng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược xúc tiến bán hàng sao cho phù hợp, bao gồm: chính sách giá cả, quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ khách hàng...
* Kéo dài thời gian chậm trả
Đây là giải pháp mang tính tiêu cực song nóđem lại lợi ích rất lớn. Nhờ vào đó xí nghiệp có thể chiếm dụng được số vốn trong ngắn hạn để bổ sung vào vốn lưu động của mình mà không phải trả chi phí. Nhưng nhưđã nói nó có tính tiêu cực là xí nghiệp sẽ có thể mất uy tín, gặp khó khăn trong các lần giao dịch với bạn hàng tiếp theo, có thể bị phạt... điều này sẽ rất bất lợi cho xí nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.
Do đó, biện pháp này xí nghiệp có thểáp dụng nhưng phải xem xét tổng quan với các yếu tố khác, mối quan hệ giữa lợi ích và chi phíđể cóđược quyết định cho thích hợp.
Số liệu năm 2001 cho thấy: vốn lưu động của xí nghiệp là 5.266 tỷđồng mà các khoản khách hàng nợđã chiếm tới 1.933 tỷđồng (hơn 30% tổng số). Điều đó làm vòng quay vốn lưu động chậm lại, hiệu quả kinh tế kém và rủi ro tăng lên. Bởi vậy xí nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
kết luận
Trên đây là thực tế tình hình sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp cơ khí Long Quân và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn lưu động mà em mạnh dạn nêu ra.
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp cơ khí Long Quân cho thấy rằng, trong những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng xí nghiệp vẫn đạt được những thành tích như: sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện... Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đãđạt được xí nghiệp vẫn còn không ít những hạn chế tồn tại trong vấn đề sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn sản xuất nói chung vàđồng vốn lưu động nói riêng. Từđóđòi hỏi xí nghiệp phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhất là trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đây là một vấn đề phức tạp, khó khăn cả về lý luận và thực tiễn song em đã mạnh dạn nghiên cứu vàđưa ra một sốđề xuất để xí nghiệp có thể xem xét vàáp dụng. Những ý kiến trên chỉ là những suy nghĩ bước đầu thu thập trong quá trình thực tập của em tại xí nghiệp với mong muốn được góp một vài ý kiến của mình vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nhưng được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo và Ban lãnh đạo xí nghiệp cơ khí Long Quân đặc biệt là các cô chú phòng Tài chính - Kế toán của xí nghiệp, em đã hoàn thành công tác thực tập và viết bài luận văn này. Chắc chắn về nội dung còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự phê bình của các thầy côđể bảnluận văn được hoàn thiện.
Em xin chân thành cám ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Lời các thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường đại học Kinh tế quốc dân và ban lãnh đạo phòng Tài chính - Kế toán và các phòng ban của xí nghiệp cơ khí Long Quân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2003 Sinh viên
Phụ lục
Bảng tổng kết doanh thu năm 2002
Đơn vị tính: đồng
Tháng Tổng thu Tổng chi Lãi
1 447 736 655 416 855 748 30 880 907 2 80 434 000 88 051 404 -7 617 404 3 130 313 600 140 063 970 -9 750 370 4 501 904 977 442 448 836 59 456 141 5 276 043 000 297 198 910 -21 155 910 6 151 155 000 206 893 098 -55 738 098 7 204 544 362 233 129 000 -28 584 638 8 217 050 750 195 779 478 21 271 272 9 116 674 400 120 315 129 -3 640 729 10 461 536 750 482 357 346 -20 820 596 11 590 607 062 387 911 150 202 695 912 12 751 032 703 601 017 686 150 015 017 Tổng cộng 3 929 033 259 3 612 021 755 317 011 504 Ghi chú:
- Tổng doanh thu không bao gồm số phải thu khách hàng - Tổng chi phí không bao gồm số phải trả khách hàng - Hàng tồn kho trị giá: 386 928 600đ