THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
Theo thống kê đến năm 2021, toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha trồng chuối với mục đích chủ yếu để lấy quả và lá, một phần thân chuối được dùng trong việc chăn nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn phần lớn thân cây bỏ đi đã tạo ra hàng nghìn tấn chất thải để phân hủy tự nhiên, gây lãng phí.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm sinh viên trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) với “đầu tàu” là chàng thanh niên Lê Đình Hiếu (sinh năm 2002) đã nảy ra ý tưởng khá độc đáo với tên gọi: “Cây chuối - từ phế phẩm nông nghiệp đến sản phẩm thân thiện với môi trường”. Dự án này đã đạt giải Ba, Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên do Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức và được Ban giám khảo đánh giá là có tính khả thi cao.
Trưởng nhóm Lê Đình Hiếu cho biết: “Cây chuối là loại cây quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, phù hợp sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Mặt khác, người trồng chuối đang gặp khó khăn khi phải xử lý thân chuối sau thu hoạch, cụ thể cứ thu hoạch 1 tấn quả sẽ tạo ra 10 tấn chất thải từ thân cây chuối. Thân chuối một phần nhỏ sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, còn phần lớn trở thành phế phẩm nông nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường”.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, Hiếu và nhóm bạn đã nhận ra sợi chuối, sau khi tách từ thân cây, có những đặc tính nổi trội, nhiều ưu điểm, có thể khai thác. Loại sợi này có thể được sử dụng làm nguồn nguyên liệu xanh tạo ra các sản phẩm để thay thế các đồ dùng làm từ nhựa như ống hút, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế dùng một lần, làn, giỏ, túi xách, các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ. Đồng thời, ngành công nghiệp giấy sẽ có thêm một nguyên liệu dồi dào là sợi chuối mà không phải khai thác gỗ rừng. Đặc biệt, cùng với bông và tơ tằm, sợi chuối là những nguồn sợi tự nhiên tuyệt vời và đang dần trở nên phổ biến hơn, thân thiện với môi trường trong ngành công nghiệp dệt may.
“Quả, lá của cây chuối vẫn thu hoạch như truyền thống, còn thân qua quá trình 6 bước sẽ thu được sợi tơ dùng để đan lát đồ thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, sau khi thu gom thân chuối về sẽ tiến hành dùng máy chẻ dọc thân chuối thành từng khúc. Tiếp đến thực hiện bóc từng bẹ, loại bỏ phẩn lõi, bẹ già ở ngoài cùng, mang bẹ qua máy ép tuốt sợi. Sợi được ép sau đó rửa sạch và đem lên giàn phơi. Cuối cùng sợi khô đóng bì vào kho chờ xuất xưởng”. Hiếu chia sẻ.
KHÔNG CÒN PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP
Điều đặc biệt thể hiện tính ưu việt trong ý tưởng “Cây chuối - từ phế phẩm nông nghiệp tới sản phẩm thân thiện với môi trường” chính là sự tối ưu hoá các thành phần, sản phẩm từ cây chuối.
Trong quá trình ép sợi và sơ chế tơ sợi chuối sẽ thu được dịch chuối bằng phương pháp lên men sinh học sẽ thu được loại phân bón hữu cơ. Loại phân bón này chứa rất nhiều dinh dưỡng, enzyme và khoáng chất dùng để tưới cho hoa và cây trồng (như hoa lan, hoa hồng...), giúp giảm áp lực lên việc sử dụng phân bón hóa học khác. Đây là loại phân bón có thể được cây trồng hấp thụ dễ dàng qua lá và đặc biệt hữu ích đối với những loại cây trồng không có khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng
Thân cây chuối tưởng chừng như trở thành những phế phẩm nông nghiệp ít có giá trị, nay đã được nhóm sinh viên trẻ trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) lên ý tưởng “biến hóa” trở thành các đồ dùng thân thiện với môi trường với nhiều ưu điểm được đánh giá cao. Dự án này đã đạt giải Ba, cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên tỉnh Thanh Hóa.
Thu Thủy
Nhóm sinh viên Thanh Hóa với ý tưởng “Cây chuối - từ phế phẩm nông nghiệp đến sản phẩm thân thiện với môi trường”
Biến thân cấy chuối thành
Gần đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thị trường bánh, mứt, kẹo với nhiều mẫu mã đa dạng đã bắt đầu sôi động. Tiêu thụ mạnh bánh kẹo của các thương hiệu trong nước được ghi nhận là xu hướng tiêu dùng trong năm nay.
THƯƠNG HIỆU VIỆT LÊN NGÔI
Theo ghi nhận của phóng viên tại các tuyến phố tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm bánh kẹo như Hàng Buồm, Hàng Giầy... (quận Hoàn Kiếm) và các trung tâm thương mại, siêu thị như Vinmart, BigC, Co.op Mart,HaproMart..., các sản phẩm bánh kẹo đa dạng từ mẫu mã, thương hiệu đến giá thành đã bắt đầu được trưng bày trên các gian hàng để người tiêu dùng có những lựa chọn ưng ý.
Theo khảo sát, bên cạnh bánh kẹo nhập khẩu từ các nước Pháp, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc..., các sản phẩm đến từ những thương hiệu nổi tiếng trong nước như Kinh Đô, Hữu Nghị, Hải Hà, Orion… đều được nhiều người tiêu dùng quan tâm.
Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên xu hướng của người tiêu dùng trong năm nay là thắt chặt chi tiêu, vì vậy mà việc tìm mua các sản phẩm “Made in Vietnam” cũng được nhiều khách hàng lựa chọn. Theo ghi nhận,
các sản phẩm trong nước chiếm khoảng 90% lượng bánh kẹo được bày bán tại các siêu thị, phù hợp với tiêu chí của phần lớn người tiêu dùng là lựa chọn mặt hàng có mẫu mã đẹp, vừa túi tiền và cả nhu cầu sử dụng.
Anh Hải, người dân tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết gia đình anh tin dùng và lựa chọn mua các loại bánh kẹo của thương hiệu Việt Nam bởi các sản phẩm trong nước ngày càng nâng cao cả về chất lượng cũng như mẫu mã, giá thành lại hợp lý, phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân.
Những năm gần đây, các thương hiệu bánh kẹo Việt Nam đã chú trọng đầu tư công nghệ để có những sản phẩm mẫu mã tốt, chất lượng cao; nghiên cứu kỹ xu hướng, thị hiếu của thị trường để cải tiến bao bì theo hướng hiện đại, sang trọng phù hợp với nhu cầu làm quà biếu trong dịp Tết.
Vì thế, các sản phẩm bánh kẹo nội địa được đưa ra thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 có mẫu mã đẹp không thua kém hàng ngoại, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
BÌNH ỔN GIÁ BÁNH KẸO DỊP CUỐI NĂM
Bánh, mứt, kẹo là mặt hàng không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Vì vậy, dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng làm tăng giá nguyên liệu sản xuất, song các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam vẫn cam kết không tăng giá bán các sản phẩm để ổn định nguồn cung thị trường.
Theo ghi nhận của phóng viên, giá sản phẩm bánh kẹo tại các cửa hàng và hệ thống siêu thị dao động từ 40.000 đến 300.000 đồng/ hộp, một số sản phẩm thiết kế phiên bản đặc biệt cho dịp Tết, gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa như “Sum họp an lành“; “Gắn kết tình thân - Tết xa thêm gần”... có giá từ 200.000 đến 400.000 đồng/hộp.
So với những năm trước, năm nay giá thành bánh kẹo tăng chủ yếu đến từ bao bì sản phẩm: Giá các loại hộp bao bì Tết bằng giấy tăng nhẹ từ 2.000 đến 8.000 đồng và tăng từ 10.000 đến 30.000 đồng với các loại hộp bao bì Tết bằng thiếc. Các sản phẩm bánh kẹo loại hộp nhựa giữ giá như năm ngoái.
Chị Mai Khanh, quản lý cửa hàng bánh kẹo địa chỉ 19 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm), chia sẻ dù đại dịch COVID-19 khiến giá nhập hàng hoá tăng khoảng 5%, song về cơ bản các cửa hàng kinh doanh vẫn giữ nguyên giá bán bánh, mứt, kẹo như năm trước.
Bên cạnh các sản phẩm từ các thương hiệu lớn và hàng nhập khẩu, các loại bánh kẹo bán theo cân cũng được bày bán tại các cửa hàng với mức giá dao động từ 80.000 đến 250.000 đồng/kg.
Nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị lớn đã triển khai và áp dụng nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi đối với các sản phẩm bánh kẹo để mang đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Hệ thống siêu thị GO! Big C đồng loạt triển khai chương trình khuyến mãi “Thả ga sắm Tết - Xuân Nhâm Dần 2022”, giảm từ 10 đến 20% với các sản phẩm bánh kẹo, mứt Tết..., áp dụng từ ngày 01/01 trên toàn quốc. Bên cạnh đó, siêu thị cũng áp dụng chính sách Khoá giá, cam kết không tăng giá bán Tết với hơn 10.000 sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
Đặc biệt, thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô triển khai chương trình khuyến mãi “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” tặng phiếu mua hàng trị giá 100.000 đồng với hoá đơn từ 2 triệu đồng trở lên và tặng phiếu mua hàng trị giá 1 triệu đồng với hoá đơn từ 10 triệu đồng trở lên, giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn trong mua sắm dịp cuối năm.
Thị trường bánh kẹo Tết Nguyên đán Nhâm Dân 2022 ghi nhận sự lên ngôi của các thương hiệu Việt Nam. Với những nỗ lực cải tiến chất lượng, các sản phẩm trong nước đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.